Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2010

Thư giãn tí


Thứ Tư, 22 tháng 9, 2010

Nước Mỹ - vài cảm nhận ban đầu

Có lẽ đây là chủ đề khá phổ biến, nhiều người đã viết và viết rất hay. D chỉ là “tào lao” ít chữ, một cách rất cá nhân và ngắn gọn. Chắc không thể có một hành trình dài và ấn tượng như của Long vì trước mắt D còn phải sắp xếp nhiều cho công việc.
Đơn giản chỉ là những ấn tượng ban đầu.
DSC01448 Chờ chuyến bay từ Los Angeles đi Portland
An ninh nhập cảnh và hàng không vào Mỹ
Theo D có lẽ không nước nào đòi hỏi thủ tục Visa cẩn thận như Mỹ. Sau khi nộp đơn xin Visa, bước tiếp theo là phỏng vấn trực tiếp. Đối với nhóm của D thì không vấn đề gì nhưng nghe nói cũng rất nhiều người không qua được bước này. Lý do bị từ chối không được thông báo lại. Có khi một người ở một công ty nào đó mà ở trong “sổ đen” (blacklist) của sứ quán Mỹ thì sẽ tự nhiên bị tước đi cơ hội vào Mỹ (đó là D nghe đồn vậy…không có cách gì để kiểm chứng?!). Mà ai đã bị từ chối Visa vào Mỹ một lần (nhận lại hồ sơ ngay sau khi phỏng vấn) thì hình như sẽ rất khó được cấp Visa lần sau (lại hình như, lại nghe đồn – chưa thể kiểm chứng!)
Rắc rối vậy nhưng khi nhập cảnh vào Mỹ, lại bị phỏng vấn lần nữa và có thể bị hạn chế thời gian ở Mỹ tùy trường hợp. Nhóm của D nhập cảnh vào Mỹ ở Los Angeles, mọi người phải chờ xếp hàng cũng khá lâu. Người ta chia làm 2 nhóm: US citizen và Visitor. Nhóm nào cũng đông. Không thấy bảng cấm quay phim, chụp hình nhưng khi một người trong nhóm của D mang máy ảnh ra chụp thì lập tức có một vài nhân viên sân bay đến nhắc nhở. Hình ảnh ban đầu vào nước Mỹ khá đông đúc, hơi lộn xộn và vì không có chụp hình nên chỉ có thể là sự “cảm nhận truyền miệng”.
Tuy nhiên theo D cảm nhận thì thủ tục kiểm tra hải quan, kiểm dịch y tế vào Mỹ khá đơn giản. Về việc kiểm tra y tế nhập cảnh thì Úc có vẻ chặt chẽ hơn. Nước Úc tự nhận mình được ưu đãi là một châu lục biệt lập với phần còn lại của thế giới. Vì vậy họ rất sợ các nguồn gốc gây bệnh từ bên ngoài và do đó kiểm tra hàng hóa, y tế khá kỹ càng. Lần trước với một đôi giày đi vài ngày ở Sài Gòn, D phải trả lời vài câu với bọn Úc về nguồn gốc của đám đất bụi (khá ít) ở đế giày.
Nguợc lại kiểm tra an ninh hàng không nội địa của Mỹ theo D thấy lại khá chặt. Chuyến bay nội địa từ L.A đến Portland, cả nhóm cũng hơi ngạc nhiên khi được nhắc nhở phải cởi bỏ giày, máy tính để riêng khi soi chiếu. Có lẽ vụ 11/9 là một bài học xương máu mà người Mỹ không bao giờ quên và trong thực tế họ đã làm rất tốt từ sau sự chủ quan đó.
Sự thực dụng
Vì cũng nhiều người, nhiều sách báo nói về tính cách này của người Mỹ nên D thường bị ấn tượng trong cách nhìn, cách cảm nhận ban đầu khi đến Mỹ. Mà có lẽ là đúng vậy. Các sân bay Mỹ ở Los Angeles và ở Portland rất to, rộng. Nó không có vẻ hào nhoáng, có phần hơi cũ kỹ nhưng bàn ghế, cửa nẻo….rất chắc chắn. Có lẽ 50-60 năm nữa cũng chẳng thể hư hỏng gì. Đường sá, cầu cống cũng vậy. Người Mỹ đi trong chuyến nội địa hầu hết đều mang hành lý xách tay (hay là chỉ với chuyến LAX đến PDX?), rất cơ động và gọn gàng khi lên xuống máy bay. Tiếp viên hàng không thì không chọn lựa xinh đẹp như ở VN, mà phải nói là bình thường (nếu tả chính xác là hơi lớn tuổi hoặc to béo???!). Cách thông báo trên chuyến bay cũng rất tự nhiên như là nói chuyện, không phải trang trọng, hình thức như những nơi khác D biết. Gần cuối chuyến bay, một cô tiếp viên còn đeo mặt nạ đi chọc vui hành khách và thu gom các bao vỏ nilon, thức ăn uống thừa, cổ vũ cho việc bảo vệ môi trường.
Sự thực dụng còn thể hiện qua rất nhiều chi tiết sinh hoạt hàng ngày của người Mỹ. Ví dụ vé tàu điện được tính theo giờ. Bọn D mua vé 2 giờ thì thấy trên vé chỉ hiện giờ cuối cùng được dùng vé. Như vậy người đi không cần phải biết giờ mua rồi cộng thêm 2 để biết giờ giới hạn của vé. Chỉ cần nhìn vé là biết hiện tại vé có còn hiệu lực không… Tất nhiên bao nhiêu năm hoạt động thì họ biết rõ cách làm nào là tối ưu và thực tế nhất.

Thực tế là D đang ở Mỹ và cũng chỉ cảm nhận ban đầu linh tinh, vớ vẩn như vậy thôi.

(D viết vì Long yêu cầu, vì sự nhiệt tình của bạn – chứ D thì chắc không định viết gì về chuyện này đâu??)

Hành trình về với miền Trung – Vài dòng kết thúc chuyến đi

Vài dòng kết thúc chuyến đi

Tôi quẹo phải trong sự hoang mang cực độ (xăng đã hết) vào khu Thảo Điền dưới chân cầu Sai Gòn với hi vọng gặp chỗ bán xăng lẻ cho xe gắn máy. Chợt vợ tôi kêu lên:" Cây xăng kìa anh". Tôi tái tê vì sung sướng. Tôi ngoái nhìn: một cây xăng nhỏ cách cầu Sài Gòn 50m. Cây xăng nằm trong làn đường xe máy, tôi đã vào đường quẹo vào Thảo Điền và phải de xe lại 30m. Tôi xuống xe và không hiểu thái độ của tôi lúc đó ntn? Mà nhân viên bơm xăng cứ nhìn tôi cười…Khi lên xe, không hiểu xe có tắt máy không nhưng tôi có bật khoá điện đề máy xe và lái về nhà lúc 11.30pm.

Chuyến đi của chúng tôi kéo dài 11 ngày đêm từ Sài Gòn ra đến sông Gianh và về lại, tổng quãng đường đi là 3400km, tốc độ trung bình là 40km/h. Tổng thời gian lái xe là 85 giờ. Trung bình mỗi ngày lái 7,7 giờ. Ngày lái nhiều nhất là ngày thứ 10 từ Gia Lai đi Buôn Ma Thuột lên Đà Lạt: 13 giờ lái xe. (từ 9.00am đến 11.59pm chỉ nghỉ 02 giờ tại Bản Đôn). Tốc độ lái nhanh nhất là 120km/h (nhưng Ân nói là 136 km/h theo GPS của Ân), tốc độ chậm nhất là 7km/h cho quãng đường 20 km trên quốc lộ 27. Đây là lần thứ 2 Ân & Long có chuyến đi chơi cùng nhau dài ngày như vậy.

 
Nguyễn Văn Long


Thứ Tư, 8 tháng 9, 2010

Chợ chiều

trong_vang

(Biểu đồ số lượt xem)
Không người bán (viết…), chẳng người mua (xem…) !