Thứ Năm, 26 tháng 5, 2011

Ảnh


Một góc cầu Thuận Phước buổi tối nhìn từ sân thượng nhà D
Còn đây là cầu Sông Hàn (cầu quay)

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

Giật mình!

10 sai lầm của cha khi dạy con
(Dân trí) - Không ai bỗng dưng trở thành những ông bố bà mẹ tốt. Làm cha mẹ cũng cần phải học. Có những bài học được rút ra từ chính những sai lầm.
1. Không giữ được bình tĩnh 
Mặc dù những hành động của con có thể làm bạn tức điên, nhưng không bao giờ được phép dạy con khi đang cáu giận. Quát mắng, chửi thề, mất tự chủ khi dạy con sẽ khuyến khích những hành vi không tốt của con trong quan hệ với bạn bè, gia đình như: La hét, cáu giận, bạo lực. Thay vào đó, hãy dành thời gian tĩnh tâm lại. Khi nào đã cảm thấy thật sự bình tĩnh, hãy thẳng thắn, ôn tồn nói chuyện với con. Lời nói của cha lúc đó sẽ có sức nặng.
2. Trừng phạt thể xác
 Đánh con không giải quyết được vấn đề. Con bạn sẽ hiểu rằng người ta có thể giải quyết mâu thuẫn bằng vũ lực. Hãy nhớ rằng bạn đang dạy con chứ không phải thực thi quyền lực với con.
3. Mâu thuẫn
 Cùng một hành vi của con những bạn lại thể hiện hai thái độ khác nhau với hai cách xử lý khác nhau khiến con cảm thấy khó hiểu và không “tâm phục khẩu phục”.
 Nếu có một lần bạn cười khi con nói bậy, lần khác bạn lại mắng và áp dụng hình thức kỉ luật, con sẽ không hiểu được thế nào là đúng. Tốt nhất bạn nên đặt ra các quy tắc và cùng con thực hiện nghiêm chỉnh các quy tắc đó.
4. Hối lộ con 
Nếu bạn hứa hẹn cho con một phần thưởng khi hướng dẫn con làm theo lời chỉ dẫn của mình, con bạn sẽ nghĩ rằng cứ làm sai đi, rồi sửa lại nhất định sẽ được phần thưởng. Trong khi mong muốn của cha mẹ là muốn con hành động đúng ngay từ lần đầu tiên.
5. Phạt không đúng tội 
Khi con vô tình đánh vỡ một đồ vật gì đó trong nhà, bạn mắng mỏ và đánh đòn sẽ khiến con nghĩ rằng cha mẹ quý đồ vật hơn quý mình. Khi con buồn bực mà đập vỡ đồ chơi, mắng mỏ không giải quyết được vấn đề gì cả. Hãy yêu cầu con tiết kiệm tiền để mua đồ chơi mới.
6. Chống lại mẹ
 Điều quan trọng là cha mẹ phải thống nhất trong cách dạy con. Nếu cứ khi mẹ mắng cha chạy lại bênh (hoặc ngược lại), trẻ sẽ vin vào một điểm tựa mà không biết vâng lời. Chính vì thế đừng bao giờ phê phán cách giáo dục của vợ/chồng trước mặt con hoặc trước mặt mọi người. Nếu có điểm nào chưa thống nhất hãy bàn bạc riêng với nhau.
7. Không hiểu rõ vai trò làm cha
 Đừng bao giờ cảm thấy bạn đang ép buộc trẻ hay quá khắt khe với trẻ. Bạn là cha mẹ và cha mẹ có nghĩa vụ phải dạy dỗ con vâng lời. Quyết định của bạn mang tính bắt buộc và con có nghĩa vụ phải làm theo. Sau này khi con lớn lên bạn có thể chia sẻ những cảm nghĩ của bạn khi buộc phải làm điều đó. Chắc chắn con bạn sẽ hiểu và cảm ơn bạn.
8. “Chụp mũ” cho con
Đừng có lúc nào cũng chụp mũ cho con kiểu: “Con luôn là đứa vội vàng ẩu thả”, “con thật đãng trí, suốt ngày đánh mất đồ…”. Hãy lắng nghe ý kiến của con trước khi mắng mỏ hay buông lời nhận xét.
9. Thuyết giảng
Khi con làm sai, bạn đừng nói một tràng về lỗi lầm của con cũng như các giá trị mà con cần đạt đến. Chẳng hạn, khi con không làm bài tập về nhà, bạn lên giọng thuyết giảng về các giá trị của giáo dục. Con bạn sẽ không hiểu mục đích cha mẹ nói nhiều vậy để làm gì, và rất dễ nổi cáu. Bạn nên nói chuyện với con theo cách gần gũi, nhẹ nhàng.
10. So sánh với người khác 
Đừng bao giờ kích con bằng những kiểu so sánh như: “Sao con cũng có điều kiện học hành như thằng Nam mà lại không đạt được thành tích cao như nó?”, “Sao chị con chơi piano giỏi thế mà con lại không bằng một nửa của chị?”… Những kiểu so sánh “khiêu binh khích tướng” như vậy gần như không có tác dụng mà còn làm cho trẻ mặc cảm, tự ti, ghen tị và phá vỡ mối quan hệ của con với người được so sánh.
 Lan Tường
Theo Fatherhood

Nô tài có (nhiều) tội!

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

Người mẹ một mắt

Góc tâm hồn



Người mẹ một mắt

(Dân trí) - Mẹ tôi chỉ còn một bên mắt. Tôi ghét điều đó, và vì thế tôi ghét luôn cả mẹ. Mẹ có một cửa hàng ọp ẹp ở khu chợ tồi tàn, lượm lặt đủ các loại rau cỏ lặt vặt để bán. Bà làm tôi xấu hổ.



Một ngày kia ở trường tôi có sự kiện đặc biệt, và mẹ đã đến. Tôi xấu hổ lắm. Tôi nhìn mẹ với ánh mắt rất căm ghét rồi chạy đi. Ngày hôm sau đến trường, mọi người trêu chọc tôi: “Ê, mẹ mày chỉ có một mắt thôi à?”.
Tôi ước gì mẹ biến mất ngay khỏi thế giới này, vì vậy tôi nói với bà rằng: “Mẹ, tại sao mẹ chỉ còn một bên mắt thôi? Mẹ sẽ chỉ biến con thành trò cười cho thiên hạ. Sao mẹ không chết luôn đi?”. Mẹ tôi không phản ứng. Tôi nghĩ mình quá nhẫn tâm, nhưng lúc đó cảm giác thật thoải mái vì tôi nói ra được điều muốn nói suốt bấy lâu.

Đêm hôm ấy...

Tôi thức dậy, xuống bếp lấy cốc nước. Mẹ đang ngồi khóc trong đó, rất khẽ, cứ như bà sợ rằng tiếng khóc có thể đánh thức tôi. Tôi vào ngó xem mẹ thế nào rồi quay về phòng. Chính vì câu tôi đã thốt ra với mẹ, nên có cái gì đó làm đau nhói trái tim tôi.

Ngay cả vậy chăng nữa, tôi vẫn rất ghét mẹ. Tôi tự nhủ mình sẽ trưởng thành và thành đạt, bởi vì tôi ghét người mẹ vừa nghèo, vừa chỉ còn có một mắt. Rồi tôi lao vào học. Tôi đỗ vào một trường đại học danh tiếng với tất cả sự tự tin và nỗ lực. Tôi rời bỏ mẹ đến Bắc Kinh.
Tôi kết hôn, mua nhà và làm cha. Giờ đây, tôi là một người đàn ông thành đạt và hạnh phúc. Tôi thích cuộc sống ở thành phố. Sự náo nhiệt, sôi động giúp tôi quên đi hình ảnh người mẹ tội nghiệp.

Cho tới một hôm, người tôi không mong đợi nhất đã xuất hiện trước cửa nhà. Mặt tôi tối sầm lại, tôi đã lạnh lùng hỏi người đàn bà đó: “Có chuyện gì không? Bà là ai?”. Đó là mẹ tôi, vẫn dáng người còm cõi và gầy gò ấy, vẫn là người phụ nữ với đôi mắt không hoàn thiện ấy.

Đứa con bốn tuổi của tôi nhìn thấy bà, nó đã quá sợ hãi, chạy núp vào một góc nhà. Tôi vờ như không nhận ra bà, nhìn bà giận dữ rồi nói: “Bà là ai, tôi không quen bà”. Tôi đang tự lừa gạt mình và thực sự từ bao lâu nay tôi vẫn tự lừa mình như thế. Tôi cố quên đi cái sự thật bà là mẹ tôi. Tôi luôn muốn trốn tránh sự thật này. Tôi đuổi bà ra khỏi nhà chỉ vì bà khiến đứa con gái nhỏ của tôi sợ hãi.

Đáp lại sự phũ phàng ấy, người đàn bà tiều tụy kia chỉ nói: “Xin lỗi, có lẽ tôi đã tới nhầm địa chỉ”, và rồi bà đi mất. “May quá, bà ấy không nhận ra mình” - tôi thầm nhủ. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm, tự nói với mình rằng sẽ không bao giờ quan tâm hoặc nghĩ về bà.

Một ngày, tôi được mời về trường cũ để gặp mặt nhân kỷ niệm thành lập trường. Tôi nói dối vợ rằng sẽ đi công tác mấy hôm. Sau buổi họp mặt, tôi lái xe đi ngang qua ngôi nhà mà tuổi thơ tôi đã từng gắn bó - một cái lều cũ rách, lụp xụp, ẩm ướt. Bây giờ nó vẫn thế. Tôi xuống xe và bước vào. Tôi thấy bà nằm ở đó, ngay giữa sàn đất lạnh lẽo, trong tay ba có một mẩu giấy. Đó là bức thư bà viết cho tôi.

“Con trai yêu quí của mẹ!

Mẹ nghĩ cuộc đời này mẹ đã sống đủ. Mẹ sẽ không thể đến thăm con thêm lần nào nữa, nhưng mẹ có quá tham lam không khi mong con trở về thăm mẹ dù chỉ một lúc? Mẹ nhớ con nhiều, và cũng rất vui khi nghe tin con đã trở về thăm lại lớp cũ. Mẹ đã rất muốn tới trường chỉ để nhìn thấy con. Nhưng mẹ đã quyết định không đến, vì con.

Mẹ xin lỗi vì mẹ chỉ có một mắt, có lẽ mẹ đã làm con thấy hổ thẹn với bạn bè.

Con biết không, hồi còn rất nhỏ, con bị tai nạn và vĩnh viễn mất đi một bên mắt của mình. Mẹ không thể đứng nhìn con lớn lên với khiếm khuyết trên khuôn mặt đáng yêu, vì vậy, mẹ đã tặng nó cho con.

Mẹ rất tự hào vì con trai mẹ có thể nhìn trọn thế giới mới có một phần của mẹ ở đó, mẹ chưa bao giờ buồn vì con hay bất cứ điều gì con đã làm. Con đã từng ghét bỏ hay tức giận mẹ, nhưng mẹ biết, trong sâu thẳm từ trái tim, đó là bởi vì con cũng yêu mẹ.

Mẹ rất nhớ khoảng thời gian khi con trai mẹ còn nhỏ, khi con tập đi, khi con ngã hay những lúc con chạy loang quanh bên mẹ. Mẹ nhớ con rất nhiều, mẹ yêu con, con là cả thế giới đối với mẹ”.

Thế giới quanh tôi cũng như đang đổ sụp. Tôi khóc cho người chỉ biết sống vì tôi.

TQT


Theo BS

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

Cho và nhận

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên "người bạn của sinh viên" vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình. Anh sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: "Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy và em cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta ra sao khi không tìm thấy đôi giày." Vị giáo sư ngăn lại: "Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc mua vui cho bản thân. Nhưng em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãv đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày của ông ta và chờ xem phản ứng ông ta ra sao." Người sinh viên làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó. Chẳng mấy chốc người nông dân đã xong việc và băng qua cánh đồng đến nơi đặt giày và áo khoác của mình. Người nông dân vừa mặc áo khoác vừa xỏ chân vào một chiếc giày thì cảm thấy có vật gì cứng cứng bên trong, ông ta cúi xuống xem đó là vật gì và tìm thấy một đồng tiền. Sự kinh ngạc bàng hoàng hiện rõ trên gương mặt ông. Ông ta chăm chú nhìn đồng tiền, lật hai mặt đồng tiền qua lại và ngắm nhìn thật kỹ. Rồi ông nhìn khắp xung quanh nhưng chẳng thấy ai. Lúc bấy giờ ông bỏ đồng tiền vào túi, và tiếp tục xỏ chân vào chiếc giày còn lại. Sự ngạc nhiên của ông dường như được nhân lên gấp bội, khi ông tìm thấy đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày. Với cảm xúc tràn ngập trong lòng, người nông dân quì xuống, ngước mặt lên trời và đọc to lời cảm tạ chân thành của mình. Ông bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn tay vô hình nhưng hào phóng đã đem lại một mòn quà đúng lúc cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn người vợ bệnh tật không ai chăm sóc và đàn con đang thiếu ăn. Anh sinh viên lặng người đi vì xúc động, nước mắt giàn giụa. Vị giáo sư lên tiếng: "Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?" Người thanh niên trả lời: "Giáo sư đã dạy cho em một bài học mà em sẽ không bao giờ quên. Đến bây giờ em mới hiểu được ý nghĩa thật sự của câu nói mà trước đây em không hiểu: "Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về".

 

Sưu tầm.


Thứ Tư, 4 tháng 5, 2011

Phân xử vụ Kiện khó xử


Thư giản.

Phần thưởng dành cho người có Tâm


"Sống trong đời sống cần có một tấm lòng". Thật vậy, bất kỳ một công việc nào cũng cần có cái Tâm, từ việc lớn như lãnh đạo quốc gia cho đến việc làm cha mẹ, nấu ăn, bảo vệ, rửa chén, quét đường…
Bất cứ một việc nào chúng ta làm đều là để tạo ra giá trị cho cuộc sống. Giá trị ấy không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân chúng ta mà còn sinh ích cho nhiều người khác. Thế nên ta gọi đó là phục vụ. Phục vụ là một lẽ đương nhiên trong cuộc sống, chẳng phải là đòi hỏi gì quá lớn lao. Đơn giản, đó chính là tinh thần trách nhiệm trong công việc mình làm, trách nhiệm với việc mình được giao phó. Bởi trong bất cứ một công việc nào cũng có những giá trị, quy định, chuẩn mực mà bất kỳ ai đảm nhận đều phải cam kết tuân thủ. Tinh thần trách nhiệm ấy được thể hiện qua cách chúng ta thực việc công việc, bất kể hoàn cảnh hay cảm xúc vẫn tuân theo cam kết, và lúc nào cũng muốn chất lượng công việc của mình tốt hơn. Đó là có Tâm trong công việc.
Vì thế, chúng ta chẳng cần nói ra là chúng ta làm việc có Tâm. Tâm biểu hiện qua hoạt động, hành vi và cách ta sống. Khi chúng ta gào lên rằng: "Tôi có Tâm!" là lúc chúng ta vẫn còn chưa ý thức hết biểu hiện của Tâm trong cuộc sống. Bạn chẳng cần nói là bạn đang thở, bởi ai cũng biết nếu ngừng thở thì bạn đã chẳng còn sống nữa. Bạn chẳng cần nói là bạn đang rất hạnh phúc, lời nói này là thừa, là vô nghĩa trong khi toàn thân bạn đã toát lên sự bình an, viên mãn. Bạn cũng không cần so sánh Tâm của mình với Tâm của người khác bởi bạn chẳng thể tự đánh giá cái Tâm của mình được. Điều đó thuộc sự đánh giá của người bên ngoài, của những người nhận được sự phục vụ của bạn, hưởng nhờ những giá trị bạn mang lại.
Cuối cùng, phần thưởng lớn nhất dành cho người có Tâm là cảm nhận được bình an trong công việc, vì họ biết rằng mình đang phụng sự cuộc sống theo đúng lẽ của người chân chính.
Diễn giả Quách Tuấn Khanh
Người gửi: Nguyễn Thị Thu