Ngày thứ 9 (ngày 06/08):
Hôm nay biết sẽ phải di chuyển một quãng đường dài, nên chúng tôi khởi hành sớm. Như hôm qua, khi mọi người chuẩn bị đồ, tôi lẻn ra quán café cóc và làm một ly. Không có thời gian thả hồn theo mây gió, tôi uống và cảm nhận vị đậm đà của café. Tranh thủ thời gian, chúng tôi mua bánh mỳ và lên đường lúc 8.00am. Ân và Lan đã đi hết 04 di sản văn hoá thế giới của Việt Nam, nơi cuối cùng chưa đến là Mỹ Sơn. Theo suy nghĩ của tôi, khoảng năm 1994 tôi đã ghé Trà Kiệu cùng với Duy, Minh Anh, Hào, Hà (lớp Văn) & Phương(lớp Văn) nhưng tôi cứ nhầm đó là Mỹ Sơn. Lần đi Trà Kiệu đó, tôi ấn tượng với bạn Phương với khả năng nói chuyện. Các bạn có biết không? Tôi chở bạn Phương từ Đà Nẵng – Hội An – Trà Kiệu – Hội An – Đà Nẵng mà bạn Phương có thể nói chuyện từ lúc lên xe đến lúc về mà không mệt hic hic... Chuyến đi đó, tôi cũng có vài kỷ niệm thật vui với các bạn ấy mà bây giờ mỗi lần gặp bạn Phương vẫn nhắc.
Vẫn như hôm qua, Ân lái xe để thử cái cảm giác lái xe ngòai quốc lộ (tôi vẫn đùa Ân: ở Mỹ lái xe không có cảm xúc). Thực ra, Ân lái xe tốt hơn tôi nhưng Lan (vợ Ân) rất hồi hộp. Bản thân Ân cũng không quen cách vượt xe tại Việt Nam dù cố thử vuợt vài lần tại đường Vĩnh Điện nhưng chưa sãn sàng đối diện với xe ngược chiều cả xe ô tô lẫn xe máy. Chúng tôi cũng gặp vài CSGT nhưng họ đều ngó lơ…chắc họ nể Ân quá. Cứ như vậy, khoảng 10.00am chúng tôi đến Mỹ Sơn. Từ quốc lộ vào khỏang 10km, tôi biết nơi lần trước không phải là nơi tôi đang đến. Mỹ Sơn đập vào mắt chúng tôi là một cảnh hoang tàn. Theo người hướng dẫn cho chúng tôi, Mỹ Sơn được công nhận là di sản…là do có sự giao thoa của các nền văn hoá. Giao thoa như thế nào thì tôi không hiểu (có văn hoá Ấn Độ, Chăm…). Mỹ Sơn được người Pháp phát hiện ra khoảng thế kỷ 19 trong tình trạng bỏ hoang nhưng trong tình trạng tốt. Tôi có hỏi làm sao biết tốt? Họ nói theo các tấm ảnh người Pháp chụp lại. Theo người hướng dẫn, Mỹ Sơn được xây dựng khoảng thế kỷ thứ 3, và có 01 tháp bằng đá đang xây dựng dở dang. Các tháp ở đây thờ Linga & Yoni, các di tích ở đây phần nhiều bị sứt mẻ hư hỏng (các di tích còn nguyên được trưng bày ở bảo tàng Chàm ở Đà Nẵng). Có một bức tượng mất đầu ngồi trên Yoni, vì ngồi trên Yoni nên người hướng dẫn khẳng định là thần Silva – vị thần có quyền năng huỷ diệt. Các tháp Chăm ở đây, tôi thấy nó xống cấp trần trọng có thể ngã bất cứ lúc nào. Theo người hướng dẫn, Tháp Chăm bị chiến tranh tàn phá nên chỉ còn vài tháp khu B còn tồn tại trong tình trạng xuống cấp nặng. Khu A gần như bị san phẳng. Bên tượng thần Silva, tôi hỏi người hướng dẫn: "Vì sao người Chăm theo mẫu hệ lại thờ Silva", trả lời của người hướng dẫn: "Mẫu hệ trong nhà thôi, chứ ra ngoài cộng đồng, người đàn ông vẫn là trụ cột" thôi thì nghe vậy, tôi chỉ cười không biết nói gì hơn. Các bạn có cao kiến thì cho biết nhé. Hehehe, cứ như vậy, thời nào chẳng mâu hệ, bây giờ về nhà mà không nghe lời vợ có mà chết à!
Chúng tôi vào khu trưng bày tại Mỹ Sơn, thấy vỏ 02 quả bom nói là trong nhưng quả bom phá họai tháp Chăm (hehehe mang từ đâu tới mà chẳng được…), tôi hỏi đùa: "đây là Linga à?" cô hướng dẫn hóm hỉnh "Linga của thế kỷ 20". Đến 9.30am, chúng tôi đến sân khấu gần đó xem múa Chăm, múa còn tệ hơn xem múa trên tivi. Tôi không xem mà ra ngoài đứng chơi và gặm ổ bánh mỳ chuẩn bị đi tiếp. Khoảng 10.00am, chúng tôi lên đường, tôi lái xe thay cho Ân vì đọan đường này đông người & nhỏ. Lúc đầu cũng do dự không biết nên đi theo đường nào cho thuận tiện nhất, Cuối cùng chúng tôi chọn theo quốc lộ 1 & ghé nhà bố mẹ vợ tôi nghỉ chân.
Lúc 1.30pm chúng tôi đến nơi và hehehe 2 con gà cùng với nồi cháo đã được xử lý. Sau khi ăn trưa, Ân và tôi trao đổi xem nên đi theo đường nào để đến Gia Lai? Đường từ Quảng Ngãi qua KonTum hay vào Qui Nhơn theo Quốc Lộ 19 lên. Cuối cùng chúng tôi chọn hướng qua Quy Nhơn lên Gia Lai. Khỏang 3.00pm chúng tôi khời hành và đến 5.00pm thì đến ngã ba Phú Tài và theo quốc lộ 19 . Chạy thêm 1 đọan, tôi chuyển tay lái cho Ân chúng tôi bắt đầu đến Tây Nguyên. Vậy trong những lần đầu lên Tây Nguyên, các bạn suy nghĩ Tây Nguyên như thế nào? Rừng bạt ngàn? Nhà Rông? Nhà sàn?...Không thấy các bạn ạ. Là các ngôi nhà làng mạc tương tự dưới đồng bằng (có thể vào nơi xa quốc lộ có thể khác) người xe đi tùy tiện hơn, Chó, gà vịt, heo bò…chạy rông nhiều hơn. . Nhìn chung không khác nhiều so với cảnh dưới đồng bằng nhưng nhếch nhác hơn. Ôi rừng Tây Nguyên còn đâu? Trời tối dần và trên đường vài nơi cũng thấy thấp thoáng CSGT, tuy nhiên chúng tôi di chuyển theo tốc độ biển báo nên CSGT quăng cục lơ. Chúng tôi cũng qua vài cái đèo nhưng không khó khăn gì với Ân cả.
Qua khỏi đèo Măng Yang, chúng tôi ghé lại nhà một người anh bà con với vợ tôi nghỉ chân. Chúng tôi ghé nơi nàythăm họ vì nghĩ không biết đến bao giờ mới đi qua con đường này nữa. Anh vợ tôi đi làm cách đó 60km không về kịp do chúng tôi chỉ báo cho anh khi qua khỏi đèo An Khê (cách nhà khỏang 70km) nhưng có thêm 02 con gà nữa được xử lý. Hôm nay có số ăn thịt gà. Đến 9.30pm chúng tôi lên đường đi Gia Lai, đường tương đối tốt nhưng sợ những bất ngờ từ những chiếc xe công nông nên đi chậm và đến 10.30pm chúng tôi đến thành phố Pleiku sau hơn khoảng 550km từ Đà Nẵng. Tại Pleiku ngay cửa ngõ thành phố, chúng tôi gặp khách sạn Hoàng Anh Gia Lai và quyết định nghỉ tại đây. Khách sạn ở đây theo cảm nhận của tôi là quá nhiều gỗ và đá đến mức không cần thiết (chắm rừng Tân nguyên nhiều gỗ). Người ta sử dụng cửa gỗ thay cho rèm cửa. Kệ ti vi, lọ đựng trà, thùng rác…đều làm bằng gỗ. Sau khi tới khách sạn, chúng tôi lên tầng thượng để ngắm thành phố về đêm, khá tẻ nhạt và hơi lạnh nên về phòng sau 10 phút ngắm cảnh. Tây Nguyên trong suy nghĩ của tôi Tây nguyên là vùng đất đỏ với rừng bạt ngàn... mà sự thật...
Nguyễn Văn Long
4 nhận xét:
Người hướng dẫn trả lời về chế độ mẫu hệ của người Chăm là tương đối chính xác bạn Long à. Theo mình biết thì người Chăm theo chấ độ mẫu hệ nhưng phụ quyền, nôm na là đàn bà lo việc nhà - chủ gia đình,chăm sóc con cái, còn đàn ông lo việc bên ngoài xã hội - quyền tổ chức, quyền lãnh đạo... Túm lại, đàn ông ra ngoài có ăn to nói lớn gì thì về nhà cũng phải nghe lời vợ! Tuy nhiên, theo mình nghĩ việc thờ thần Shiva và chế độ mẫu hệ không liên quan tới nhau, do đó câu trả lời của người hướng dẫn có vẻ chưa thỏa đáng ở khía cạnh này.
Chuyện dừng chân ở Tây Nguyên của các bạn chỉ tới đ1o là hết hả bạn Long? Bạn không ghé thác Drey Sap? Nếu ghé, bạn sẽ thấy Tây Nguyên đích thực như bạn mong muốn ở đó - hùng vĩ, kỳ bí...
Long không ghé thác Drey Sap. Long còn hành trình dọc Tây Nguyên nữa cho ngày hôm sau. Từ Gia Lai - Buôn Ma Thuột - Đà Lạt khoảng 450 km. Hôm qua là hành trình dài khoảng 550 km(DN-Mỹ Sơn - Qui Nhơn - Gia Lai) nên chỉ ghé được Mỹ Sơn thôi. Hy vọng mình sẽ thấy núi rùng Tân Nguyên ở Drey Sap ở lần sau.
Về người Chăm, Long không có hiểu biết gì nên nhiều câu hỏi cũng không chính xác chỉ mang tính thư giãn thôi. Hy vọng có thời gian tìm hiểu thêm.
Đăng nhận xét