Thứ Hai, 30 tháng 8, 2010
Chương trình mồng 2/9 để chuẩn bị cho các cháu vào năm học mới!
Chuẩn bị mồng 2/9 rồi gia đình các bạn có chương trình gì không? Bạn nào có chương trình gì thì gợi ý đi nhé.
Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2010
Ngày thứ 11 (ngày 08/08): Thành phố mộng mơ & đường về.
Ngày thứ 11 (ngày 08/08):
8.00am, chúng tôi trả phòng và chuẩn bị du lịch quanh Đà Lạt thì cô lễ tân gọi lại & thu tiền giữ xe thông báo Ân quên cái balo chứa cả hộ chiếu & nhiều thứ... hic.hic Ân muốn ở lại Viêt Nam mà. Chúng tôi ghé 1 quán café cạnh Hồ Xuân Hương để ăn sáng. Quán đẹp, khí hậu mát mẻ (hơi lạnh) dễ chịu. Ăn sáng & gì nữa? Một ly café sữa nóng…chụt chụt…thật tuyệt vời. Hồ Xuân Hương đang nạo vét & sửa chữa gì đó trơ cả đáy. Đà Lạt bây giờ có nhà, đường, cây cảnh đẹp hơn những lần trước tôi ghé. Nhưng việc xây dựng, nhà hàng, đường xá mọc lên nhiều cảm nhận về sự thơ mộng cũng mất đi nhiều. Hay tôi đã quá tuổi. Ân hôm nay ăn mặc rất bảnh bao (xem hình nhé). Có lẽ do chất thơ ở Đà Lạt …
Theo GPS, chúng tôi đến chỗ được gọi là Lang Bian không có đường lên, hỏi người dân địa phương họ chỉ hướng ngược lại ôi …GPS…. Thôi rồi xong. Đến Thung Lũng tình yêu Ân, Lan & các cháu nhỏ vào, tôi và vợ ở bên ngoài "tâm sự". Tình yêu mà, mỗi người mỗi kiểu. Tại chỗ dừng xe, có nhiều tài xế, tôi xuống xe nói chuyện họ. Họ nói Lang Bian (tôi đã lên đây 1 lần) vẫn không cho xe hơi lên mà đến một trạm dừng chân rồi được đưa lên bằng xe U Oát. Lang Bian chỉ là một đỉnh núi tương tự đỉnh Bàn Cờ ở Sơn Trà nhưng lớn hơn. R1ut kinh nghiệm hôm qua, tôi hỏi tình hình đường xá từ Đà Lạt về Sài Gòn trong khi Ân và Lan vào cho các cháu chơi trò chơi & chụp ảnh, cưỡi ngựa trong thung lũng tình yêu. Họ nó đường ở đèo Bảo Lộc xấu…hehehe lại đường xấu và hay bắn tốc độ ở Gia Khiêm (hay Kiêm gì đó), còn lại thì thoải mái.
Không rõ khỏang bao lâu, chúng tôi rời Thung Lũng tình yêu và xuống đèo Prenn vào thuyền viện Trúc Lâm là một nơi đáng đến khi ghé Đà Lạt. Chúng tôi không vào chùa mà chỉ ngồi bên ngòai ngắm cảnh nghỉ chơi khoảng 30 phút. Thời gian không còn nhiều, chúng tôi lên đường theo GPS chỉ chúng tôi theo đường ven hồ để ra quốc lộ 20, nhưng đến đường cụt lại sai phải quay lại và theo đường đèo Prenn về. Hôm nay đường đèo Prenn sao mà rộng thênh thang hic...hic…Qua khỏi đèo, đến đường vào Đà Lạt trời lại mưa như trút nước nhưng bây giờ là ban ngày và đường tốt nên tôi vẫn chạy khoảng 80-90km/h. Ân cảnh báo tôi nên chậm hơn. Đến Di Linh, trời hết mưa, tôi theo biểm báo mà chạy. Xe máy hơi nhiều, tôi thấy tai nạn giữa 1 xe ô tô & xe máy. Chúng tôi vừa đi vừa tìm kiếm 1 quán ăn cho các cháu khỏi lỡ bữa. Lúc này là 3.00pm rồi cũng ít quán mở cửa & e ngại vấn đề vệ sinh nên gần Bảo Lộc tôi mới ghé vào một quán ăn bên đường tương đối sạch sẽ. Theo dự định, chúng tôi sẽ đi thác Damri, nhưng không kịp thời gian nữa. Đamri là một thác lớn & hùng vĩ nhất Đà Lạt. Khoảng 4.30pm chúng tôi lên đường đi Bảo Lộc và vài phút trước 5.00pm chúng tôi đến trạm dừng chân Tâm Châu, ghé lại và mua vài món đồ trong tâm trạng sốt ruột của những người bán hàng. Chúng tôi không biết trạm dừng chân này đóng cửa lúc 5.00pm. Tôi xin 1 ly café cho tỉnh ngủ để không lặp lại sự cố như ngày hôm qua. Anh thanh niên tại quầy không cho, nhưng cô gái kế bên phản đối & nhanh chóng cho tôi 1 ly (phục vụ miễn phí). Tôi & Ân ngồi chơi chờ các cô đi dạo. Cũng gần 30 phút, tôi phải nhắc nhở các cô mới nhanh chóng. Tôi cũng mua ủng hộ 02 hộp trà thuộc dạng cao cấp nhất của Tâm Châu. Họ tặng tôi 1 bộ ấm uống trà vì hoa đơn mua trà hơn 900.000 đ/ hoá đơn sẽ được tặng 1 bộ. Hay không băng hên, tôi không xem quảng cáo.
Khoảng 5.30pm, chúng tôi lên đường về SG khó khăn tập 2. Chạy một lúc trời bắt đầu mưa. Đến khi vào đèo Bảo Lộc, trời mưa lớn & bắt đầu tối tầm nhìn hạn chế xe chạy ngược chiều loá mắt rất khó đi. Tôi phải căn theo lề cỏ bên phải mà đi. Đường đèo Bảo Lộc đang sửa có đoạn đường khoảng 1km rất xấu nhưng không bằng hôm qua. Trên đường đèo có đá lở (vi họ đang khóet núi mở rông đường, có những hòn đá bằng nửa chiếc xe hơi lăn ra giữa đường. Tôi đi từ Đà Lạt về nên làn xe ở phía vách núi. Tôi nghĩ nó lở trước đó không lâu vì đá lớn nhỏ & đất ngổn ngang. Tôi không đi sát lề phải nữa mà chạy ra giữa đường. Sau bám tôi bám theo xe tải nhưng xe chỉ chạy 20km/h lên dốc. Buộc lòng tôi phải vượt trong tình trạng tầm nhìn hạn chế. Đường khôn gkhó đi nhưng nhiều chỗ không thất đường do mưa & tối. Xuống đèo từ đó về Dầu Giây đường không tốt & không xấu, nhưng khó khăn lớn nhất cho chúng tôi là trời mưa & đèn xe ngược chiều. Có những chiếc xe, đèn pha rất mạnh + loá nên tần nhìn chỉ còn 5m. Tôi giảm tốc độ đến thấp nhất nhiều lúc gần như đứng yên vì không thấy đường. Không dám chạy vì ngại tai nạn khi gặp người đi bộ hay xe đạp bên đường. Không hiểu sao, các xe cùng chiều vượt và chạy nhanh hơn rất nhiều. Sau tìm hiểu tôi mới biết có 1 chất bôi lên kính (ClearView) không cho nước tạo thành vệt loá mắt mà tạo thành giọt nước. Đường không xấu nhưng không có vạch kẻ làn đường + mưa + tối nên rất khó đi & nguy hiểm. Cứ như vậy, tôi "bò" về Hố Nai nhà Lan lúc 9.30pm. Bên đường, CSGT nhìn tôi lắc đầu chào thua vì có lúc nào tôi chạy được 50km/h đâu? Tôi không vào nhà Lan vì quá trễ. Tôi chào & đi ngay còn cách nhà 50km và hành trình chỉ còn mình tôi.
Ra đường, trời bớt mưa nhưng tôi không chạy nhanh nữa mà cứ 50km/h với mong muốn kiếm cây xăng để đổ xăng. Những khi tôi để ý không thấy cây xăng, lúc không để ý thì lại có cây xăng vụt qua. Cứ như đùa giỡn, tới Biên Hoà, đồng hồ báo xăng còn 30km. Vẫn chưa thể đổ xăng, lại qua 1 cây xăng…tôi không quay lại vì nghĩ còn nhiều cây xăng phía trước. Lỡ thêm vài cây xăng, tôi đến ngã tư Thủ Đức, chờ đèn đỏ 60s mà lòng tôi như lửa đốt. Đồng hồ báo còn 6 km. Tôi biết chắc có 1 cây xăng cách đây 6km đối diện Metro do tôi từng đổ xăng. Nhưng tôi không hề hy vọng sẽ đến được cây xăng đó do đọan đường phía trước hay kẹt xe & giờ này xe tải vào thành phố nhiều. Tôi chỉ hy vọng có 1 cây xăng nào đó giữa quãng đường còn lại. Tôi cố gắng không tăng ga & chạy ở chế độ tiết kiệm xăng nhất khỏang 60-70 km/h. Tôi đến ngã tư Bình Thái không có, tôi không dám chạy là làn đường sát con lươn nữa, mà chạy làn giữa, hết trong lại ngoài, mọi người nhìn tôi ngạc nhiên. Tôi bật xi nhan phải vì sợ gặp công an. Cứ như vậy đến trạm thu phí….nóng như lửa đốt…không có cây xăng. Đến ngã ba Cát Lái….cũng không có….tôi cũng bò được đến Metro do hôm nay không kẹt xe. Đồng hồ báo 0 km đổ xăng chứ…! Bây giờ là 11.00pm, cây xăng đóng cửa… Tôi như muốn khóc, làm sao có thể leo cầu Sài Gòn bây giờ tôi còn cách cầu 300m, tôi chạy vào làn xe buýt và đánh xi nhan phải trong sự tuyệt vọng tột cùng… chờ một chút ..oa.. ..oa, Thôi, mệt quá …
(Hết)
Nguyễn Văn Long
nHÂ..Ậu
PHẦN 1
I - Các khái niệm cơ bản:
1) Định nghĩa: Nhậu nhẹt là một sự việc, hành động được thực hiện bằng cách cho các dung dịch có chứa cồn như rượu, bia ,... vào bao tử sau đó cho tiếp thêm một ít thức ăn (gọi là mồi) có thể ít hoặc nhiều hoặc không có .
Phân loại: hiện nay người ta đã tìm ra được 4 loại người:
- Người không biết nhậu.
- Người biết nhậu
- Người biết nhậu mà không thèm hoặc không dám nhậu (vì lý do nào đó )
- Người không biết nhậu mà bày đặt bon chen nhậu.
2) Các định lý:
- Có hai cách nhậu phổ biến hiện nay là nhậu xoay tua và cụng ly.
- Nhậu nhẹt có điều kiện cần là rượu hoặc bia. Điều kiện đủ là mồi.
- Có thể nhậu một mình hoặc nhiều người. Người nhậu chung được gọi là bạn nhậu hay chiến hữu.
3) Định luật:
a.Định luật 1 Nhậu nhẹt: Khi một ly rượu hay bia tác động vào một ly rượu hay bia khác sẽ sinh ra va chạm, một ly có thể tác động vào một hay nhiều ly và ngược lại. Sự va chạm này sẽ được cộng hưởng bằng sóng âm cao tầng : "1...2...3... Dzô".
b.Định luật 2 Nhậu nhẹt: Trong một bàn nhậu rượu bia và mồi không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chui dần dần vào bao tử người này hoặc người khác, có thể được ói trở lại ngay tại bàn nhậu hoặc trong toi-lét.
4) Hệ quả:
- Nhậu thì sẽ bị xĩn.
- Xĩn quá thì có thể gây ra nhiều hệ quả "không đáng kể" khác.
5) Chứng minh: Từ trên ta có, từ đó suy ra, ta dễ dàng thấy và chứng minh được nên không cần chứng minh ---> kết thúc chứng minh.
II - Hiện trạng, tính pháp lý và nguyên nhân:
1) Hiện trạng: Nhậu nhẹt là một hiện tượng mang tính phổ biến (ta có thể thấy hầu khắp nơi) và mang tính tổ chức cao (thể hiện rõ trong một bàn nhậu, mỗi cá nhân đều là một mắc-xích quan trọng).Khi một người "giữa đường gãy gánh" sẽ ảnh hưởng rất rõ đến lượng mồi và lượng bia rượu của những người khác.
2) Tính pháp lý: nhậu nhẹt là một sự việc, một hiện tượng, một hành động không vi phạm pháp luật nên anh em, pà kon cô bác cứ vô tư (sau một thời gian nghiên cứu tìm hiểu qua các bộ luật: hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, ..... nghĩa vụ quân sự, không tìm thấy chi tiết nào đáng kể về việc cấm nhậu dưới mọi hình thức).
3) Nguyên nhân: vui nhậu, buồn nhậu, chán cũng nhậu, nói chung lúc nào thích nhậu thì nhậu, nên nguyên nhân là không thể xác định chính xác được.
III - Phương trình toán lý và phương trình cân bằng tài chính:
1) Phương trình toán lý:
a) Công thức BIA:
- Gọi v là tổng lượng bia có trên bàn nhậu (lít)
- Gọi s là khoảng cách thời gian giữa 2 lần cụng ly (giây)
- Gọi n là tỷ lệ % trung bình khi uống (100% là dzô 100 phần 100)
- Gọi p là thể tích ly bia, không tính đá (lít)
Ta có: Thời gian gọi két bia mới là : t = (v / pn) x s (giây)
b) Công thức Xoy-tu-a: (chỉ áp dụng cho nhậu xoay tua)
Giả sử chất điểm xét đến trong hệ quy chiếu bàn nhậu là ly rượu.
- Gọi v là vận tốc trung bình xoay tua trên bàng nhậu (từ người này qua người kế bên)
- Gọi n là số tay nhậu
Ta có thời gian để xoay hết một vòng là: t = n x v (giây)
c) Một số công thức khác: các anh chị và các bạn tự xem sách giáo khoa và tự chứng minh.
2) Phương trình cân bằng tài chính: (các bạn và các anh chị xem hình và tự chứng minh)
Hướng dẫn: lương tháng lãnh được là khoản thu, ta ghi bên nợ. Tiền chợ đưa vợ là khoản chi ghi bên có (đây là khoản chi cố định hay còn gọi là chi phí cố định). Tiền tiêu linh tinh + tiền nhậu cũng ghi bên có nhưng đây là các chi phí hay thay đổi tùy thời điểm và thời giá, nên gọi là chi phí lưu động. Nếu cuối tháng tổng bên nợ > hoặc = tổng bên có ---> tốt, ta có lãi ròng hay doanh thu sau cùng. Ngược lại, nếu tổng bên có > tổng bên nợ: mất cân bằng tài chính ---> xấu, ta vừa bị lỗ vốn vừa bị vợ chì chiết tới hết tháng sau, ảnh hưởng cán cân tài chính của tháng kế tiếp. Nếu tình hình này kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng thâm thủng ngân sách trầm trọng, hay xấu nhất là khủng hoảng tài chính thiếu.
IV - Các chu trình liên quan: chỉ giới thiệu 2 chu trình phổ biến
1) Chu trình HEXA-Etanol:
Giải thích: Dưới tác động của ngoại cảnh, tâm sinh lý chủ quan và khách quan, hay bi bạn bè rũ rê nhậu nhẹt rồi say xĩn, say xĩn rồi quậy phá, làm bậy, khi tĩnh rượu thì suy nghĩ lại thấy mình sai nên hối hận, hối hận ăn năn chán chê rồi mà không làm được gì thì bắt đầu chán nãn, tâm trạng chán nãn dưới tác động của ngoại cảnh, bạn bè rũ rê nên tiếp tục nhậu nhẹt, nhậu xong lại xĩn, xĩn thì quậy phá, phá đã rồi tĩnh, tĩnh rồi hối hận, rồi buồn, rồi đi nhậu tiếp ... vân vân ...và ....vân vân. Cuộc đời là một vòng xoay không ngừng.
2) Chu trình HuThaNhiThaHuaThaNhi (hứa thật nhiều thất hứa thật nhiều): Giải thích: Nhậu nhẹt say xĩn gây ra lỗi lầm hoặc về tới nhà bị ba má la, chòm xóm nói xấu, bạn bè chê cười, con cái sợ, vợ chì chiết nên quyết định thề bỏ nhậu, được vài bữa, có độ nhậu lại đi nhậu tiếp, lại tiếp tục gây ra lỗi lầm hoặc về tới nhà bị ba má la, chòm xóm nói xấu, bạn bè chê cười, con cái sợ, vợ chì chiết, lại thề bỏ nhậu, vài bữa có độ lại đi nhậu, rồi thề bỏ nhậu, rồi nhậu, lại thề bỏ nhậu, lại nhậu, tiếp tục thề thốt .... và riết rồi không ai tin.
Nguồn: Nhiều nơi trên Net không biết ai là tác giả gốc!
PHẦN 2
Bình loạn: D cũng không phải là người hay nhậu nhưng cũng thấy:- Hình như chữ “nhậu” là từ địa phương (miền Nam hay Tây gì đó), không thấy giải thích nhiều trong từ điển
- Khi nhậu bạn bè vui lên thì hết sức cởi mở. Có lẽ đó là lý do có “sức thuyết phục” nhất đối với việc nhậu.
- Việc nhậu nhẹt cho công việc hay một mục đích nào đó D không tính ở đây. Theo D đã là nhậu thì phải vui và “vô tư”.
- D có vài cuộc nhậu với lớp Toán của K4 LQĐ. Hầu như mỗi lần vào SG là vậy. Nhớ nhất là một lần anh em SG rất nhiệt tình, nhậu từ 8 giờ ở SVĐ Quân Khu 7 (nếu D nhớ không nhầm?), đến hơn 11 giờ quán đóng cửa. Cả hội lại đi ngồi một quán vỉa hè. Tối đó D ở lại nhà L. Hôm sau L chở xe máy ra sân bay, vội vàng thế nào lại quên trả mũ bảo hiểm. Cũng không còn chỗ gửi hành lý. Vậy là lên máy bay với mũ bảo hiểm trong tay. Cực kỳ an toàn!
Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2010
Ngày thứ 10. Hành trình dọc Tây Nguyên
Ngày thứ 10 (ngày 07/08):
Khoảng 7.30 am, chúng tôi xuống nhà hàng của khách sạn để dùng bữa sáng. Thật tệ, nhà hàng này đòi bán vé cho các cháu nhỏ của chúng tôi (3t, 5t, 6t) đây là khách sạn duy nhất chuyến đi có yêu cầu như vậy. Tôi & Ân có các tranh cãi với nhân viên nhà hàng. Họ nói làm theo qui định. Chúng tôi hỏi qui định đâu? Nếu có qui định đó, chúng tôi sẵn sàng tuân theo. Họ nói cấp quản lý qui định miệng. Tôi yêu cầu gặp quản lý. Họ vòng vo không cho gặp quá chán cho cách vận hành của họ. Khi tôi lên phòng lấy đồ để đi, vợ tôi đã mua vé cho các cháu. Chúng tôi ăn sáng tại đó với mong muốn rời khỏi nơi này cho nhanh và không mong ghé lại đây nữa. Khoảng 9.00am chúng tôi rời khỏi khách sạn và đi vào thành phố Pleiku. Lan (vợ Ân) nói thành phố này lớn hơn và khác nhiều so với suy nghĩ của cô ấy. Thành phố cũng tương đối sầm uất. Sau khi thăm quan vài phố chính, chúng tôi rời Pleiku& đi Buôn Ma Thuột thủ phủ của Tây Nguyên.
Ra khỏi thành phố chúng tôi gặp mây & sương mù thêm nữa đường nhỏ & không tốt lại thêm nhiều xe máy & công nông. Tôi ngán ngẩm hết cả người, tôi phải bật đèn sương mù & nhiều khi chỉ thấy xe cách khoảng 30m các xe cả ô tô & gắn máy không bật đèn nên khó thấy. Cũng may 15 phút sau, chúng tôi ra khỏi đám mây mù đó. Trời quang đãng nhưng nhìn mãi khuất hết tầm mắt không thấy rừng đâu nữa. Đất đỏ thì vẫn còn, nhiều chỗ họ trồng cao su & thông mà sao cứ thấy buồn buồn. Càng nhìn tôi càng thấy quí những cánh rừng tự nhiên trên Bà Nà. Thôi rồi Tây Nguyên ơi. Đường tốt hơn mặc dù có quanh co & lên xuống dốc nhưng không quá dốc & không qua nguy hiểm, thời tiết cũng tốt hơn, chúng tôi cũng thấy thoải mái hơn và chúng tôi đến Buôn Ma Thuột vào lúc 1.00pm. Chạy vài vòng quanh thành phố, tôi thấy Buôn Ma Thuột cũng đẹp lắm, đẹp hơn lần trước tôi ghé. Tôi nói Ân ghé buôn Đôn ăn trưa, ở đó có cơm Lam. Buôn Đôn cách Buôn Ma Thuột khoảng 30km. Chúng tôi theo bảng chỉ đường đến buôn Đôn nhưng không phải nơi cần đến, đây là huyện lỵ. Theo người dân chỉ đường đi thêm 8km đến một nơi gọi là bản Đôn. Cũng không phải là nơi muốn đến, nhưng chúng tôi cũng ngừng lại & ăn trưa. Món gà ở đây cũng ngon nhưng do hôm qua mới xử lý vài con gà nên chúng tôi ăn thịt heo rừng & cá Lăng. Theo như họ nói cá Lăng ở đây là tự nhiên. Hy vọng là vậy. Các cháu nhỏ chạy nhảy, xem voi, chơi cầu bập bênh…Sau đó, chúng tôi cho các cháu nhỏ mặc đồ dân tộc chụp hình & cưỡi voi, lên nhà dài Tây Nguyên. (xem thêm về nhà dài) . Ở đây cũng có cầu treo, tôi không ái ngại các sợi cáp mà ngại các thanh gỗ trên cầu, nhiều thanh đã mục. Đến 3.30pm, chúng tôi rời khỏi bản Đôn đến một nơi gọi là buôn Đôn cách nơi này khoảng 10km. Trên đường đến, hai bên có nhiều nhà sàn Tây Nguyên. Buôn Đôn là nơi chúng tôi muốn đến, nhưng không còn nhiều thời gian để thăm quan chỉ ghé được nơi đây khoảng 15 phút nhìn cầu treo, nhìn dòng sông ở đây còn có mộ vua săn voi, có nhà sàn cổ hơn 100 tuổi nhưng nghĩ không có gì đặc sắc nên không ghé qua…. lên đường trở lại Buôn Ma Thuột. Để đến Đà Lạt, chúng tôi có 02 lựa chọn: về BMT & đi theo quốc lộ 27 lên Đà Lạt dài 240km hay theo đường HCM dài 300km. Vì ngại đường vắng và xa, chúng tôi chọn QL 27. Quãng đường khó khăn và nguy hiểm nhất của chuyến đi bắt đầu.
Tôi lái xe về BMT và đổ xăng sau đó Ân lái xe. Đường đi khúc khuỷu, ngoằn ngoèo nhưng không khó lắm Khoảng hơn 1 tiếng, những khó khăn bắt đầu. Người đi thưa dần, biển báo ngày càng ít đường càng đi càng xấu. Tôi biết trên đường này có xe đi qua bị đá băm nát vỏ xe nhưng tôi cứ đi. Đường càng xấu, hết tránh bên trái lả tránh bên phải. Rẹc..ẹc, cạ gầm, vợ Ân sốt ruột. Tôi ngồi trước nên thấy nếu tôi lái thì cũng như vật thôi. Một lúc sau rẹc..ec, cạ gầm, "Ân ơi…" Lan sốt ruột nói. Sau khoảng 15 phút chúng tôi qua quãng đường xấu đến quãng đường tốt hơn. Một lúc sau đến một ngã ba không biển báo, không đèn, không nhà dân. Đèn xe chúng tôi là nguồn sáng duy nhất & chúng tôi là nhưng người duy nhất trên đường. Chúng tôi chọn đại một ngã rẽ chạy hoài, đường tốt mà không thấy xe ngược chiều cũng không có nhà dân. Chúng tôi quyết định quay xe về nga ba lúc nãy chờ xem có xe nào đi chúng tôi theo. Một lúc sau có 1 chiếc xe tải, chúng tôi chạy theo và chỉ một chút thôi khi đến đọan đường xấu xe tải chạy mất hút. Đường quá vắng và xấu không thể đi nhanh, tôi buộc miệng nói vợ tôi & Lan: lát nữa nếu có chuyện gì, mọi người cứ lẳng lặng mở cửa tìm một nơi nấp (vì tôi sợ cướp). Sau khi nói, tôi thấy dở vì làm mọi người lo lắng hơn. Chạy tiếp khoảng 30 phút chúng tôi tới một đoạn đường đang sửa cũng không biển báo, không đèn không tin hiệu, đánh liều chạy qua nhưng bị cạ gầm tiếp, tôi xuống xe và tôi đi thăm dò. Ủm…chân tôi lội xuống sình đang loay hoay không biết làm sao vượt qua, may quá có người dân bên đường hướng dẫn cho tôi đi đường khác tránh đoạn đường sửa. Khi ra khỏi đọan đường xấu này đến đoạn đường tốt, chúng tôi hỏi đường. Sau đó, tôi lái xe thay cho Ân con đường khó khăn của chúng tôi vẫn còn phía trước. Đọan đường xấu nhất bắt đầu, hết hố voi bên trái lại hố voi bên phải, tôi cho hết bánh xe bên trái xuống hố lại tới bánh xe bên phải mà không dám cho 2 bánh xuống một lượt sợ cạ đuôi xe hay mũi xe. Rẹc..ec, cạ gầm nữa. Đường vắng & ít người, tôi lo sợ xe bị bễ vỏ hoặc hư hỏng không thể đi tiếp. Chúng tôi không hề có bất cứ công cụ hỗ trợ nào kể cả đèn pin. Hơm 30 phút qua, chúng tôi đi được khoảng 5 hay 6 km, tôi vẫy 1 xe tải ngược chiều hỏi đoạn đường xấu còn dài không? Trả lời, khoảng 3 hay 4 km là hết đường xấu qua 1 cái đèo lại đến đường xấu khoảng 10km nữa. Hic hic, đi tiếp hay quay về đây? Không có cửa quay về, phải đi tiếp thôi. Tiếp tục hết bên trái lại bên phải, ngồi trên xe hơi mà như ngồi cầu bập bênh..hehehe…rồi đến đoạn đường tốt hơn. Đang chạy…lại sửa đường… rẹc.. ẹc ..khục. Lại cạ gầm, tôi lùi xe, Ân xuống dưới quan sát đường. Sau khi nhìn, tôi quyết định tiến lên, xe tôi có một bánh leo sát đường bên trái, còn một bánh đi xuống hố từ từ từng chút từng chút…xe tôi đi qua..hehe như xiếc vậy, mà có lẽ Ân xuống nên xe nhẹ hơn hic hic... Đến phiên Ân thụt một chân xuống sình trời vốn công bằng mà. Tiếp tục, chúng tôi vào đèo đường tốt hơn cứ mỗi lần người nào đó nói đường tốt là một lần đến ổ gà. Tôi đang chạy bỗng thắng rít…ít, Rần…ần…"cái gì̀ vậy anh?" vợ tôi thất thanh... ổ gà mà! Hic hic..cứ chạy …rồi thắng…chạy…thắng cuối cùng tôi chọn giải pháp đi chậm hơn. Khi chúng tôi nghĩ là đường xấu đã hết…thì lại đến con đường đau khổ tập hai. Hơn 1 tiếng đồng hồ tiếp cho quãng đường 10km có lúc tôi nghĩ đi như vậy có khi đến sáng mới tới được Đà Lạt. Đang lúc trên tuyến đường này khỏang 10.00pm bạn Việt thông báo về Sài Gòn bình an và hỏi chúng tôi đang ở đâu? Nói sao bây giờ ?
Khi qua quãng đường khủng khiếp đó, đường tốt hơn nhưng các hiểm nguy luôn luôn rình rập. Liện tục xe công nông lấy hàng bên đường không đèn không đuốc hoặc đi chuyển cùng chiều không đèn hậu, rồi các anh chị em tung tăng trên đường, nhiều chỗ có các anh dân tộc với bộ đồ sẫm màu đi bộ ven đường, tôi căng cả mắt lên. Sau đó, tôi thấy một tai nạn ven đường giữa 02 xe máy, tôi chạy chậm cứ lo sợ họ nhờ đưa cấp cứu, nếu họ nhờ không lẽ không đưa mà đưa họ đi thì quá khó cho chúng tôi lúc này. Tôi từ từ đi qua và quan sát, không thất ai vẫy tay tôi đi thẳng. Mọi người trên xe đã ngủ hết chắc lúc nãy quá căng thẳng trên quãng đường xấu. Đến đây, đường tốt hơn, tôi chỉ dám chạy <60km/h vì vẫn lo sợ gặp ổ gà..vì quá ám ảnh. Tôi vào đèo, mọi người vẫn ngủ. Ân cũng tranh thủ chợp mắt để khi cần sẽ lái thay tôi. Đường quanh co và đánh lái liên tục, hết bên trái lại bên phải liên tục…lát sau mây mù, tôi nhìn đường không quá 15m, vẩn phải đánh lái hết trái lại phải…có 03 đoạn đèo có sương mù nhưng tôi không gặp khó khăn nhiều do đường tốt. Không biết trong bao lâu tôi qua khỏi đèo. Sau đó đên11.30pm tôi đến được đường vào Đà Lạt, phải nói đây là con đường tốt nhất suốt chặng đường tôi & Ân đã đi. Bây giờ quá thỏai mái phải không các bạn. Đúng vậy, nhưng đến đây tôi lại buồn ngủ, tính đánh thức Ân dậy nhưng thấy bạn đang ôm cháu nhỏ ngủ sợ cháu nhỏ thức giấc nên thôi. (Có lẽ đây cũng là sai lầm lớn của tôi) Tôi không thể giữ đúng làn đường lúc lệch qua trái, lúc lệch qua phải, tôi không dám chạy sát con lươn mà vào làn đường bên trong có lần tôi cảm thấy thiếp đi 1-2 giây trong lúc lái xe. Quá nguy hiểm. Qua trạm thu phí & vào đèo Prenn, qua đèo tôi cảnh giác hơn nhưng vẫn cảm thấy buồn ngủ, tôi luôn phải tránh các xe khách và xe tải ngược chiều. Tôi nhìn đường đèo thầm nghĩ sao nó nhỏ thế. Cũng may đèo Prenn có đèn đường. Đến 12.00am, tôi vào được Đà Lạt đến đây cơn buồn ngủ tiếp tục hành hạ tôi, tôi đã thiếp đi và lấn qua một phần làn đường ngược lại. Giật mình, tôi quay về làn đường của mình sau đó tỉnh táo hơn và Ân thức giấc. Tôi hỏi Ân vài câu cho khỏi buồn ngủ. Chúng tôi kiếm khách sạn. Vào…hết chỗ, tôi căng cả mắt. Cuối cùng theo một "cò khách sạn", chúng tôi cũng đến được khách sạn lúc 12.30am. Tôi lên phòng và gì nữa?…ngủ thôi. (không biết đọc xong bài này lần sau Ân còn dám ngồi xe tôi lái không?)
Nguyễn Văn Long
P/S: Mai, Long gởi luôn bài cuối của chuyến đi, gay cấn không kém.
Thứ Năm, 26 tháng 8, 2010
Ngày thứ 9. Lên Tây Nguyên
Ngày thứ 9 (ngày 06/08):
Hôm nay biết sẽ phải di chuyển một quãng đường dài, nên chúng tôi khởi hành sớm. Như hôm qua, khi mọi người chuẩn bị đồ, tôi lẻn ra quán café cóc và làm một ly. Không có thời gian thả hồn theo mây gió, tôi uống và cảm nhận vị đậm đà của café. Tranh thủ thời gian, chúng tôi mua bánh mỳ và lên đường lúc 8.00am. Ân và Lan đã đi hết 04 di sản văn hoá thế giới của Việt Nam, nơi cuối cùng chưa đến là Mỹ Sơn. Theo suy nghĩ của tôi, khoảng năm 1994 tôi đã ghé Trà Kiệu cùng với Duy, Minh Anh, Hào, Hà (lớp Văn) & Phương(lớp Văn) nhưng tôi cứ nhầm đó là Mỹ Sơn. Lần đi Trà Kiệu đó, tôi ấn tượng với bạn Phương với khả năng nói chuyện. Các bạn có biết không? Tôi chở bạn Phương từ Đà Nẵng – Hội An – Trà Kiệu – Hội An – Đà Nẵng mà bạn Phương có thể nói chuyện từ lúc lên xe đến lúc về mà không mệt hic hic... Chuyến đi đó, tôi cũng có vài kỷ niệm thật vui với các bạn ấy mà bây giờ mỗi lần gặp bạn Phương vẫn nhắc.
Vẫn như hôm qua, Ân lái xe để thử cái cảm giác lái xe ngòai quốc lộ (tôi vẫn đùa Ân: ở Mỹ lái xe không có cảm xúc). Thực ra, Ân lái xe tốt hơn tôi nhưng Lan (vợ Ân) rất hồi hộp. Bản thân Ân cũng không quen cách vượt xe tại Việt Nam dù cố thử vuợt vài lần tại đường Vĩnh Điện nhưng chưa sãn sàng đối diện với xe ngược chiều cả xe ô tô lẫn xe máy. Chúng tôi cũng gặp vài CSGT nhưng họ đều ngó lơ…chắc họ nể Ân quá. Cứ như vậy, khoảng 10.00am chúng tôi đến Mỹ Sơn. Từ quốc lộ vào khỏang 10km, tôi biết nơi lần trước không phải là nơi tôi đang đến. Mỹ Sơn đập vào mắt chúng tôi là một cảnh hoang tàn. Theo người hướng dẫn cho chúng tôi, Mỹ Sơn được công nhận là di sản…là do có sự giao thoa của các nền văn hoá. Giao thoa như thế nào thì tôi không hiểu (có văn hoá Ấn Độ, Chăm…). Mỹ Sơn được người Pháp phát hiện ra khoảng thế kỷ 19 trong tình trạng bỏ hoang nhưng trong tình trạng tốt. Tôi có hỏi làm sao biết tốt? Họ nói theo các tấm ảnh người Pháp chụp lại. Theo người hướng dẫn, Mỹ Sơn được xây dựng khoảng thế kỷ thứ 3, và có 01 tháp bằng đá đang xây dựng dở dang. Các tháp ở đây thờ Linga & Yoni, các di tích ở đây phần nhiều bị sứt mẻ hư hỏng (các di tích còn nguyên được trưng bày ở bảo tàng Chàm ở Đà Nẵng). Có một bức tượng mất đầu ngồi trên Yoni, vì ngồi trên Yoni nên người hướng dẫn khẳng định là thần Silva – vị thần có quyền năng huỷ diệt. Các tháp Chăm ở đây, tôi thấy nó xống cấp trần trọng có thể ngã bất cứ lúc nào. Theo người hướng dẫn, Tháp Chăm bị chiến tranh tàn phá nên chỉ còn vài tháp khu B còn tồn tại trong tình trạng xuống cấp nặng. Khu A gần như bị san phẳng. Bên tượng thần Silva, tôi hỏi người hướng dẫn: "Vì sao người Chăm theo mẫu hệ lại thờ Silva", trả lời của người hướng dẫn: "Mẫu hệ trong nhà thôi, chứ ra ngoài cộng đồng, người đàn ông vẫn là trụ cột" thôi thì nghe vậy, tôi chỉ cười không biết nói gì hơn. Các bạn có cao kiến thì cho biết nhé. Hehehe, cứ như vậy, thời nào chẳng mâu hệ, bây giờ về nhà mà không nghe lời vợ có mà chết à!
Chúng tôi vào khu trưng bày tại Mỹ Sơn, thấy vỏ 02 quả bom nói là trong nhưng quả bom phá họai tháp Chăm (hehehe mang từ đâu tới mà chẳng được…), tôi hỏi đùa: "đây là Linga à?" cô hướng dẫn hóm hỉnh "Linga của thế kỷ 20". Đến 9.30am, chúng tôi đến sân khấu gần đó xem múa Chăm, múa còn tệ hơn xem múa trên tivi. Tôi không xem mà ra ngoài đứng chơi và gặm ổ bánh mỳ chuẩn bị đi tiếp. Khoảng 10.00am, chúng tôi lên đường, tôi lái xe thay cho Ân vì đọan đường này đông người & nhỏ. Lúc đầu cũng do dự không biết nên đi theo đường nào cho thuận tiện nhất, Cuối cùng chúng tôi chọn theo quốc lộ 1 & ghé nhà bố mẹ vợ tôi nghỉ chân.
Lúc 1.30pm chúng tôi đến nơi và hehehe 2 con gà cùng với nồi cháo đã được xử lý. Sau khi ăn trưa, Ân và tôi trao đổi xem nên đi theo đường nào để đến Gia Lai? Đường từ Quảng Ngãi qua KonTum hay vào Qui Nhơn theo Quốc Lộ 19 lên. Cuối cùng chúng tôi chọn hướng qua Quy Nhơn lên Gia Lai. Khỏang 3.00pm chúng tôi khời hành và đến 5.00pm thì đến ngã ba Phú Tài và theo quốc lộ 19 . Chạy thêm 1 đọan, tôi chuyển tay lái cho Ân chúng tôi bắt đầu đến Tây Nguyên. Vậy trong những lần đầu lên Tây Nguyên, các bạn suy nghĩ Tây Nguyên như thế nào? Rừng bạt ngàn? Nhà Rông? Nhà sàn?...Không thấy các bạn ạ. Là các ngôi nhà làng mạc tương tự dưới đồng bằng (có thể vào nơi xa quốc lộ có thể khác) người xe đi tùy tiện hơn, Chó, gà vịt, heo bò…chạy rông nhiều hơn. . Nhìn chung không khác nhiều so với cảnh dưới đồng bằng nhưng nhếch nhác hơn. Ôi rừng Tây Nguyên còn đâu? Trời tối dần và trên đường vài nơi cũng thấy thấp thoáng CSGT, tuy nhiên chúng tôi di chuyển theo tốc độ biển báo nên CSGT quăng cục lơ. Chúng tôi cũng qua vài cái đèo nhưng không khó khăn gì với Ân cả.
Qua khỏi đèo Măng Yang, chúng tôi ghé lại nhà một người anh bà con với vợ tôi nghỉ chân. Chúng tôi ghé nơi nàythăm họ vì nghĩ không biết đến bao giờ mới đi qua con đường này nữa. Anh vợ tôi đi làm cách đó 60km không về kịp do chúng tôi chỉ báo cho anh khi qua khỏi đèo An Khê (cách nhà khỏang 70km) nhưng có thêm 02 con gà nữa được xử lý. Hôm nay có số ăn thịt gà. Đến 9.30pm chúng tôi lên đường đi Gia Lai, đường tương đối tốt nhưng sợ những bất ngờ từ những chiếc xe công nông nên đi chậm và đến 10.30pm chúng tôi đến thành phố Pleiku sau hơn khoảng 550km từ Đà Nẵng. Tại Pleiku ngay cửa ngõ thành phố, chúng tôi gặp khách sạn Hoàng Anh Gia Lai và quyết định nghỉ tại đây. Khách sạn ở đây theo cảm nhận của tôi là quá nhiều gỗ và đá đến mức không cần thiết (chắm rừng Tân nguyên nhiều gỗ). Người ta sử dụng cửa gỗ thay cho rèm cửa. Kệ ti vi, lọ đựng trà, thùng rác…đều làm bằng gỗ. Sau khi tới khách sạn, chúng tôi lên tầng thượng để ngắm thành phố về đêm, khá tẻ nhạt và hơi lạnh nên về phòng sau 10 phút ngắm cảnh. Tây Nguyên trong suy nghĩ của tôi Tây nguyên là vùng đất đỏ với rừng bạt ngàn... mà sự thật...
Nguyễn Văn Long
Làm sao để có bài viết hay trên…K4 LQĐ?
Bài này viết linh tinh dựa theo bài Làm sao để viết được một bài viết hay trên blog và website của mình?
Thế hệ của bọn mình ở Việt Nam tiếp xúc với Internet cũng hơi chậm. Theo mình thì cho đến giờ chắc cũng ít bạn trong K4 LQĐ thường đọc hay viết blog – một “món ăn” có thể nói là rât thông dụng trong đời sống tinh thần của các thế hệ 8X, 9X. Nói “món ăn” có nghĩa là nó cũng có thể là ngon, có thể là dở, nhưng chắc chắn là cần rồi. Bản thân mình cũng đã có lần thử hỏi và trả lời Blog để làm gì? Câu trả lời có lẽ cũng tùy quan điểm cá nhân và có thể là đề tài trao đổi …(ở đây?) cho xôm tụ
Blog này mình tạo ra lúc đầu có lẽ chỉ định là nơi đưa lên các hình ảnh của buổi Gala 1/8 theo như yêu cầu của bạn Thu. Việc này đã được bạn Lưu thực hiện rất “tích cực” . Đến nỗi Blogger phải đưa blog của mình vào diện nghi vấn có spam (một ngày mà có đến hơn 34 post !) Sau đó, được sự cổ vũ của các bạn khác (đặc biệt là Long) mình hy vọng nó sẽ có “ý nghĩa” hơn, như là sự Khởi đầu của những liên kết bạn bè giữa các lớp trong cả khối K4 LQĐ
Để có một bài viết hay ở đây, sẽ cần gì?
1. Cách chọn chủ đề
Bài viết về một vấn đề đang nóng hổi sẽ hấp dẫn người đọc hơn là về cái gì đó chán ngắt. Rõ ràng, việc chọn chủ đề là vô cũng quan trọng để đạt được sự chú ý
Ví dụ loạt bài Hành trình của Long thu hút sự tò mò của các bạn vì:
- nội dung phong phú,
- xem các bạn Ân, Long đi chơi ra sao?
- xem các điểm du lịch các bạn đến có gì hay không?
- …và cả những bất ngờ thú vị của những tài xế đường trường chưa biết đường ?!
Hay như vài dòng của D về Người cùng thời cũng được vài comment vì nó mang tính thời sự. (tự khoe tí ! )
Ở đây chủ đề cho K4 LQĐ sẽ rất rộng, có thể có bạn nào đó viết kỹ hơn về Linga – Yoni, hay về nghệ thuật nhiếp ảnh với DSLR (D cũng thích và có vài…vài tài liệu về cái này ), hay thậm chí về …CÁT
2. Kiến thức khách quan
Tất nhiên, khi sử dụng các kiến thức của khoa học, bài viết luận của bạn sẽ thuyết phục hơn rất nhiều
Cái này có thể lại nhờ Google để bổ sung cái mình chưa biết hay sửa chữa những chỗ mình chưa chắc chắn (Ví dụ nhờ Google có thể xác minh lại “20 năm cuối là bao” của Trịnh Công Sơn hay Y Vân? )
3. Ý kiến chủ quan
Đây là phần cần thiết đứng vị trí thứ yếu, ý kiến chủ quan đóng vai trò như là một sự sáng tạo, làm cho người đọc chăm chú, phải suy nghĩ về ý kiến của bạn dựa trên những nền tảng kiến thức khoa học mà họ đã đọc trước đó,… Ý kiến của bạn làm cho họ phải chú ý vì nó khác lạ hơn,…
Ví dụ lý do Long chỉ vái mỗi Gia Long, Minh Mạng nghe cũng hay. Chưa biết đúng sai, nhưng nó làm D chú ý và nhớ !
4. Hình ảnh
Các bạn xem đây…Giải lao tý nhé!
5. Bố cục
Hơi quan trọng đấy, ai cũng thích cái đẹp, dù không sặc sỡ thì cũng phải hài hoà, nhẹ dịu. Bạn nghĩ thử xem, nếu chủ đề của bạn tạo ra với những hàng chữ to cộ, viết dính chùm, không rõ ràng, hình ảnh loè loẹt,… Thì người đọc sẽ mất thiện cảm “ngay từ cái nhìn đầu tiên”, do đó đừng xem nhẹ hình thức.
Ví dụ bài Vào blog K4 cẩn thận! của Long. Màu mè đôi khi cũng gây chú ý đúng không các bạn. Đương nhiên về cái “đẹp” thì 9 nguời 10 ý huống hồ gì gần 60 người!
6. Lập luận
Bài viết luận sẽ rất chặt chẽ và thuyết phục nếu bạn sắp xếp cho đúng các ý theo một trình tự.
Cái này có vẻ không quan trọng lắm vơi blog K4 LQĐ nhỉ! Vui là chính…
7. Cảm xúc của người viết
Làm sao viết được như Long để bạn Lệ phải khen “Long ạ, Hay lắm, không biết nói gì hơn, rất tình cảm và lắng đọng”
Trễ mất rồi…D dừng đây!
Mời các bạn tham gia Blog!
Thứ Tư, 25 tháng 8, 2010
Ngày thứ 8. Chốn cũ ta về
Ngày thứ 8 (ngày 05/08):
Tối hôm qua, ngồi trên bờ biển Mỹ Khê thấy cát trắng dài thoai thỏai cảm thấy háo hức kỳ lạ, mong sao đuợc tắm biển Đà Nẵng (tôi thường về vào dịp Tết nên ít được tắm), Ân và tôi dự định sẽ cho các cháu tắm biển ở đây. Biển Đà Nẵng thật đẹp, cát tráng trải dài, nước trong xanh. Tôi cũng đi nhiều biển: Nha trang, Lăng Cô, Vũng Tàu, Cà Ná, Long Hải...nhưng tôi thấy không đâu đẹp bằng. Sáng nay có lẽ do mệt nên các cháu ngủ nướng chúng tôi chờ ... nắng đã lên nên thể đưa các cháu ra biển được nữa. Các cháu dậy & đi ăn sáng.. Sau bữa sáng, Ân & tôi qua nhà bạn Duy chơi mà không dư kiến đi đâu vì các cháu còn mệt một phần do hôm qua ăn uống thất thường & nắng nóng. Tại nhà Duy, Chúng tôi trò chuyện cũng khá lâu tôi không tham gia nhiều vào câu chuyện của Duy & Ân. Khỏang 11.00am thì chia tay bạn Duy về nhà, Ân và tôi không đi đâu trong buổi sáng còn lại mà trò chuyện cùng nhau sau đó đi ăn trưa.
Chúng tôi không thể ăn món Huế tại Huế, nên hôm nay chọn ăn món Huế tại Đà Nẵng tại một quán nhỏ trên đường Nguyễn Chí Thanh. Quán này chỉ bán bánh nậm, lọc, bèo và khá ngon theo đánh giá của tôi. Bánh nóng & nhà hàng thông báo không nhận trả lại nếu ăn không hết. Chúng tôi vừa kêu món vừa ăn. Các lọai bánh vừa nóng vừa thơm, không ngon mới lạ. Chậm rãi thưởng thức, nhưng trời khá nóng nên ăn xong chúng tôi về nhà nghỉ ngơi. Ân vài tôi dự kiến chiều này sẽ đi Bà Nà, Mỹ Sơn & biển thay cho buổi sáng. Mọi người tranh thủ nghỉ, tôi thấy Ân ngủ nên không kêu mà ra trước nhà và uống café cóc. Về Đà Nẵng mà không uống càfe cóc là một thiếu sót lớn, Ân không uống càfe nên tôi không rủ. Trời hơi nóng, tôi uống càfe mà thả lòng tự trôi, không nghĩ ngợi gì thật thoải mái. Tôi ngồi khỏang 30 phút thả hồn theo nắng & gió. Xong về nhà, Ân vẫn chưa dậy, tôi không kêu để Ân ngủ tiếp. Do vậy chúng tôi chỉ khởi hành được lúc 2.00pm, tôi nhường Ân lái xe và điểm đến đầu tiên là Bà Nà. Trên đường đến Bà Nà, chúng tôi có đi ngang qua nhà bạn Thu (bạn nữ lớp Lý) tôi có nhìn nhưng chịu không thể nhìn ra sau đó qua một quãng đường, tôi biết là vao nơi bạn Tú (lớp Nga) yên nghỉ nhưng không biết hướng vô (tôi cũng không nói cho Ân biết). GPS cù Ân không có bản đồ, nên chúng ôi phải hòi đường 1-2 lần cho chắc ăn. Bây giờ cũng hơi trễ để có thể tham qua 03 điểm theo dự kiến. Chúng tôi đi Bà Nà và lên chuyến cáp treo lúc 3.00pm. Tôi cũng từng nghe nhiều người nói từ cáp treo nhìn về Đà Nẵng đẹp lắm, nhưng chúng tôi không nhìn mà qua tâm đến cảnh rừng ở bên dưới. Cáp treo đưa chúng tôi qua khu vực rừng nhiệt đới có cỏ, cây, hoa, lá, đá, nước xa xa có biển, có núi, có sông…thật đẹp. Rồi từ từ, từ từ, chúng tôi lên cao hơn càng lên càng đẹp…càng đẹp. Rồi "mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều", phong cảnh như "chốn bồng lai" có lẽ cảnh tiên cũng như vậy thôi. Trên suốt quãng đường chúng tôi đi, cảnh rừng nhiệt đới tại Bà Nà là đẹp nhất cũng may những đại gia phá rừng chưa đến được nơi này. Nói thêm về cáp treo Ba Nà có vài kỷ lục (người Việt thích kỷ lục…): có độ chênh cao giữa 2 ga lớn nhất và dài nhất…, tổng cộng có 4 ga trên tòan tuyến: Bà Nà, Suối Mơ, Morin & Debay. Tại ga debay, chúng tôi chờ cáp treo khá lâu khỏang gần 1 tiếng do trời mưa và có mây nên không vận hành cáp treo mà không hề có 1 thông báo nào hết, thiệt tệ. Lên ga cuối cùng, chúng tôi đi cầu treo, lên núi Chúa cao 1486m tương đương Đà Lạt, mây mờ bao phủ. Tai ga Morin, có 02 bảng hiệu thong báo đến năm 2011 sẽ hòan thành khu vui chơi thiếu nhi & năm 2012 hòan thành khu phố Pháp…hehehe, vài năm nữa cói nhiều lý do để lên đây tham quan đây.
Quna cảnh: mây mờ mưa nhẹ gió lất phất cứ như chôn bồng lai, nhưng vốn là người trần gian nên phải quay về. Gần 6.00pm, chúng tôi mới xuống chân núi và mong muốn thật nhanh qua biển Mỹ Khê cho các cháu tắm và chơi cát biển. Chạy thật nhanh nhưng đường đông nên không thể chạy như mong muốn hơn nữa cầu quay cấm xe hơi trong giờ cao điểm & nghe nói cầu Nguyễn Văn Trỗi sửa, chúng tôi phải qua cầu Thuận Phước xa hơn rất nhiều. Phải đến 7.00pm mới ra đến bờ biển, các cháu mới xuống xe, tôi còn đang đi gởi xe thì trời chuyển mưa và mưa như trút nước. Không còn lựa chọn nào khác, tôi phải quay lại & lùi xe sát các lều cứu hộ để đón. Thế là xong, một lần nữa các cháu lỡ hẹn với biển Đà Nẵng ...tiếc thật (mặc dù các cháu đã tắm biển Hội An). Lên xe, chúng tôi không biết về đâu nên cứ đi, cứ đi cuối cùng ghé lại quán bún chả cá trên đường Nguyễn Chí Thanh (gần café Văn Cao cũ) mà theo cháu tôi nói là nó ngon "kinh khủng". Mà thiệt, nó ngon và ngon hơn nhiều bún chả cá Nha Trang. Ăn xong trời còn mưa nhẹ, tôi rủ Ân đi thưởng thức cái món mà 20 năm trước thế hệ học sinh chúng tôi ai cũng ăn. Đó là gì? "Chè thập cẩm" đó. Quán ngày xưa bên trường đương nhiên là không còn, chúng tôi ghé qua chè Xuân Trang….hehehe một ly thập cẩm….vẫn ngon các bạn ạ (đợt này quảng bá, có nhiều bạn đến thưởng thức lắm đây…lên cân ráng chịu). Ân và tôi vẫn cảm nhận các mùi vị cũ của chè. Quán chè này với chúng tôi ngày xưa nó là xa xỉ, chẳng mấy khi được đến đây. Bây giờ ngay lập tức kiếm quan chè, tôi nghĩ không ra nên đến đây. Xong, tôi đưa mọi người về nhà nghỉ ngơi.
Về nhà và tắm rửa xong thấy cần phải làm thêm cái gì nữa với Ân, tôi nói rủ Ân đi dạo phố Đà Nẵng bằng xe máy hehehe có dở hơi không các bạn? Không đâu, vì chẳng biết đến bao giờ Ân mới trở lại nơi này một lần nữa. Tôi cũng chần chừ không biết nên rủ ai trong các bạn bè cũ không? Ở Đà Nẵng, 9.00pm là hơi trễ để rủ rê (ở Sài Gòn, tôi thường gặp Việt và Hào lúc 9.00pm). Thôi, không rủ ai nữa, tôi đi cùng Ân. Tôi đưa Ân qua các con đường quen thuộc, ghé qua trường cũ, trường mới, thăm lại ngôi nhà cũ của Ân..v.v… hic hic…Ân không còn nhận ra ngôi nhà của mình nữa do đã được đập đi và xây mới. Đi thêm vài chỗ, đến 10.30pm chúng tôi về nhà ngủ chuẩn bị cho chặng đường dài vào ngày mai. Các chặng đường vừa rồi chúng tôi đi "nhẹ nhàng, bình yên" (như lời bạn Lệ nói). Thực ra phía trước mới là các chặng đường gian nan và nguy hiểm nhất của chuyến đi.
Nguyễn Văn Long
Thứ Hai, 23 tháng 8, 2010
Ngày thứ 7. Về cố đô
Ngày thứ 7 (ngày 04/08): Về cố đô
Hôm nay chúng tôi dậy sớm hơn hôm qua, theo dự kiến sẽ ghé qua: Đại Nội, lăng Tự Đức, Minh Mạng, Khải Định, Đàn Nam Giao, chùa Thiên mụ. Sau khi ăn sáng, chúng tôi đến Đại Nội nơi ngự trị của 13 đời vua nhà Nguyễn. Về qui mô diện tích kinh thành Huế tương đương thành Bắc Kinh tuy nhiên các cung điện ở Bắc Kinh lớn hơn. Nhưng điều ở thành Bắc Kinh không có là cây xanh. Cây xanh trồng ở Đại Nội thật đẹp có cả cây Ngô Đồng, sau khi thăm Đại Nội chúng tôi còn ngồi uống nước rất lâu dưới bóng cây để thưởng thức. Nói về Đại Nội bắt đầu từ cổng Ngọ Môn có tỉ lệ kiến trúc theo như nhiều người đánh giá thuộc vào lọai xuất sắc. Tiếp theo chúng tôi thăm điện Thái Hoà nơi ngự triều của nhà vua. Điện Thái Hoà đã được trùng tu tuy nhiên đây là hạng mục còn lại tốt nhất sau Ngọ Môn. Sau điện Thái Hoà, là điện Cần Chánh là nơi vua làm việc hàng ngày, chỉ có các cận thần nhà vua mới được đến đây, bây giờ chỉ còn cái nền nhà. Ngoài ra còn tam cung lục viện…nhưng chỉ còn là đống đổ nát, hai nơi làm việc của quan văn & võ bị xuống cấp trầm trọng thậm chí họ còn lấy tôn che đỡ chống mưa. Một nơi đáng đến thăm nữa trong Đại Nội là nơi thờ các đời vua. Hiện tại chỉ có 9 vị vua có án thờ tại nơi đây. Nơi này do Minh Mạng xây dựng thờ chính giữa là vua Gia Long các vị vua kế tiếp cứ theo bên trái án thời (nhìn vào là bên tay phải) rồi đến bên phải..cứ như vậy tiếp tục. Tôi không đủ kiến thức lịch sử để nói là Gia Long có công hay tội. Tôi vào đây đã vái 02 người: Gia Long & Minh Mạng, tôi vái Gia Long vì ông là người sinh ra và nuôi dưỡng người con tài giỏi theo quan điểm của tôi là Minh Mạng. Người thứ 2 là Minh Mạng vì ông là người góp phần phát triển đất nước. Tất cả các công trình kiến trúc lớn đời Nguyễn hay các công trình thuỷ lợi lúc đó đều có dấu ấn thời ông trị vì. Các vị vua khác tôi không luận vì thật sự không biết nhiều về họ. Nơi thờ các vua là nơi cao nhất trong Đại Nội, từ đó về sau, các công trình xây trong kinh thành Huế không được phép xây cao hơn công trình này. (hiện nay hình như cũng vậy)
Sau khi rời Đại Nội chúng tôi ven theo sông Hương lên chùa Thiên Mụ, tôi cố đề ý kiếm quán ăn Kim Long là một quán bán đồ Huế nổi tiếng nhưng không được, định bụng sau khi lên chùa Thiên Mụ sẽ quay lại. Bây giờ trời bắt đầu nắng & nóng, sau khi tham quan chùa Thiên Mụ khoảng 30 phút, chúng tôi rời chùa ra bến thuyền. Theo người lái thuyền nói, nếu đi thuyền chúng tọi sẽ ghé được lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén & lăng Khải Định khoảng mất 04 tiếng. Nghe cũng có lý, chúng tôi đi. Người lái đò ra giá, chúng tôi không trả giá chỉ yêu cầu họ nói giá đúng, họ bớt giá 2 lần. Thay bằng ăn trưa là các món Huế, chúng tôi ăn đậu hũ & sắn luộc và vài loại trái cây (heheheh lên chùa có khác). Thuyền khởi hành sau 1 tiếng mới đến lăng Minh Mạng đây là lăng có phong cảnh đẹp là lăng lớn nhất trong các lăng chúng tôi đi khoảng 14ha. Vào lăng cảm thấy cảnh tĩnh lặng & buồn. Sau nửa tiếng, chúng tôi rời lăng. Nơi tiếp theo chúng tôi đến là điện Hòn Chén. Ân và tôi tranh luận xem đây là gì? Ân nói là "điện" tức là nơi vua làm việc (từ điện Cần Chánh đến điện Thái Hòa), tôi thì nửa đồng tình nửa không? Đồng tình vì có chữ điện, không là vì nơi đây quá hẻo lánh. Cuối cùng đến nơi là một ngôi chùa thờ Thánh Mẫu, bên cạnh chùa có một ngôi nhà có vài người đánh bài hic hic... Chúng tôi rời điện Hòn Chén với ý định tiếp tục đi thuyền tới lăng Tự Đức, tuy nhiên theo người lái đò phải đi xe ôm từ bến lên lăng, do trời nóng các cháu nhỏ hơi mệt nên chúng tôi không đi mà quay về bến thuyền. Lúc chưa lên thuyền, người lái đò không thông báo việc đi xe ôm lên các Lăng với chúng tôi bây giờ thì hic.hic…tôi trả tiền cho người lái đò và cho thêm khoản tiền họ đã bớt cho tôi. Nếu họ nói đúng sự thật từ đầu, tôi có thể bo thêm cho họ nữa.
Chúng tôi ra xe và đi đến lăng Tự Đức, về quy mô lăng Tự Đức chiếm 12 ha nhỏ hơn lăng Minh Mạng, tôi thấy lăng Tự Đức xuống cấp nhiều so với những lần tôi ghé thăm trước, tôi không thăm quan mà ngồi ngoài ngăm cảnh, khoảng 45 phút sau chúng tôi ra xe và đến Đàn Nam Giao là nơi nhà vua tế trời đất cầu cho mưa thuận gió hoà…nhưng đến nơi đã đóng cửa. Chúng tôi không tiếp tục mà quyết định về Đà Nẵng, lúc này là 5.30pm. Tôi không đưa được bạn Ân đến được Sịa là quê ngoại bạn ấy (cách Huế 30km).
Đến hơn 8.00pm chúng tôi đến Đà Nẵng và đi thẳng ra nhà hàng ven biển gần đường Phạm Văn Đồng. Gia đình Ân cùng dùng bữa tối với gia đình lớn của tôi. Tại đây nhìn ra biển, chúng tôi thấy tượng Quan Âm với ánh đèn lung linh, thấy đường lên Sơn Trà…các tàu thuyền. 10.00pm chúng tôi về nhà nghỉ & trời bắt đầu mưa lớn.
Nguyễn Văn Long
Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2010
Ngày thứ 6. Đến di sản thiên nhiên.
Ngày thứ 6 (ngày 03/08):
Hôm qua với chuyến đi dài và khuya, chúng tôi dậy trễ hơn thường lệ. Trời nhiều mây, mát, ngày mới bắt đầu với cảm giác có thể mưa tuy nhiên trái lại sau đó trời dần dần nắng lên. Chúng tôi vẫn cho các cháu nhỏ tắm hồ bơi sau đi mới đi ăn sáng. Khung cảnh khách sạn cũng đẹp, đây là khách sạn tốt nhất mà chúng tôi nghỉ lại trong chuyến đi (không tính resort tại Hội An).
Chúng tôi khởi hành đi Phong Nha lúc 10.00am với các toan tính sẽ về Huế trước 7.00pm để có thể đi đò trên sông Hương. Cũng không quá vội vàng theo đúng biển báo tốc độ và theo GPS chỉ đường, chúng tôi qua sông Gianh. Khi đến sông Gianh, tôi mới hiểu rõ là có 03 con sông: Bến Hải, Nhật Lệ, Gianh mà trước đây tôi thường nhầm lẫn. Sông Gianh ở Quảng Bình là nơi phân chia đàng trong & đàng ngoài thời Trịnh – Nguyễn phân tranh. Sông Bến Hải là nơi phân chia 2 miền Nam Bắc ở Quảng Trị từ năm 1954 còn sông Nhật Lệ ở Quảng Bình nằm giữa 02 con sông nói trên nó được miêu tả trong bài thơ "mẹ Suốt" của nhà thơ Tố Hữu. Qua khỏi sông Gianh, theo GPS chỉ có 1 con đường quá nhỏ để đi, chúng tôi đến con đường lớn hơn và hỏi người bên đường cho chắc ăn, họ chỉ quay ngược lại…hehehe ở Việt Nam, GPS không bằng "mouth-maps". Đường vào Phong Nha nằm ở bờ Nam sông Gianh. Từ trạm thu phí nghe chúng tôi hỏi đường vào Phong Nha, một "cò cơm" nhiệt tình dẫn đường với hy vọng chúng tôi nghỉ lại quán ăn của họ. Chạy một đoạn, tôi gọi họ lại & cho một ít tiền gọi là café, tôi yêu cầu họ đừng làm phiền chúng tôi (mặc dù giá cả ghi trên thực đơn không cao, nhưng chúng tôi muốn ăn uống tuỳ theo ý thích của mình). Đường vào cảnh thật đẹp, gọi là "non xanh nước biếc" cũng không quá, cảnh đẹp như tranh. Cuối cùng chúng tôi đến đường Hồ Chí Minh. Trên đường qua kính chiếu hậu thấy một anh chàng chạy xe máy theo suốt chặng đường dài thì ra một "cò cơm", tôi dừng xe yêu cầu họ đừng làm phiền nữa. Trên đường đến Phong nha, chúng tôi còn gặp nhiều "cò cơm" nữa.
Đang phân vân không biết có lộn đường không, thấy trên vách núi có dòng chữ: "Phong Nha – Di sản thiên nhiên…" và theo đó đến Phong Nha lúc 11.30am. Không nghỉ trưa, chúng tôi mua vé & xuống thuyền lúc 11.45am. Theo giới thiệu, Phong Nha có 02 động chính: động Khô & động Ướt. Động Khô là do nó ở trên cao, phải leo bậc cấp lên (tương tự Non Nước), động Ướt vì nó nằm dọc theo con sông ngầm 2 động này nằm kế nhau. (theo tư vấn của bạn Lệ – ngày hôm qua) Chúng tôi xuống thuyền đi động Khô trước. Theo tôi, động Khô này cao hơn động Non Nước, con gái tôi cũng cố gắng leo được 1/3 quãng đường sau đó đòi ôm…hehehe, con gái ơi..mọi người leo một mình đã mệt, ba phải ôm theo 20kg mà leo (phần đường còn lại dốc hơn). Thôi thì ôm, con hãy còn nhỏ mà. (Ân cũng ôm cháu bé 3t). Hơi mệt, mồ hôi ra ướt áo cuối cùng chúng tôi cũng đến được động Khô. Động Khô này lớn hơn hang động ở non nước & lớn hơn hang động ở Bridge Caverns (San Antonio) mà Ân và tôi từng ghé qua. Nhưng thạch nhũ bên trong không đa dạng & không đẹp bằng Bridge Caverns . Tại các động, mọi người vô tư sờ mó các thạch nhũ điều này làm cho thạch nhũ sẽ bị phá hoại nhanh chóng. Trên các bậc cấp lên động Khô, chúng tôi phải lắc đầu rất nhiều những lời mời chào mua hàng (mặc dù đã mua vài thứ lặt vặt) và đặc biệt trên thuyền chúng tôi đi thăm quan, có một cô gái đi theo mời chào chụp ảnh. (Giá chụp ảnh không cao 15.000 đ/ảnh nhưng gây cảm giám bị làm phiền, mặc dù cuối cùng tôi cũng quyết định chụp vài ảnh để ủng hộ). Sau khi tham qua động Khô, chúng tôi xuống & đi thăm động ướt. Đến cửa động Ướt, anh lái thuyền tắt máy & chèo tay để giảm cách ảnh hưởng đến hang động. Theo như anh ta giới thiệu, hang này dài hơn 11km từ bên Lào chảy qua vào mùa mưa mang theo nhiều cát. Tôi đùa phải chi nó mang theo vài "cô gái Lào thì hay biết mấy!"...(hay thôi nhé…). Anh ta giới thiệu sẽ chèo đò cho chúng tôi thăm quan vào sâu khoảng 600m và ghé 2 động (tôi quên tên). Hỏi anh ta đi vào được bao sâu theo dòng sông, anh lái đò trả lời là 1500m, chắc càng vô trong càng khó đi nên ảnh mới đi được có 1,5km trên tổng chiều dài 11km. Cũng như ở động Khô, tôi không ấn tượng với các thạnh nhũ ỡ đây, chỉ ấn tượng là hang động lớn mà thôi. Cũng không dừng lại lâu, chúng tôi ra thuyền & trở về. Cảnh sông nước thật đẹp & hữu tình. Nếu biết làm thơ, tôi cũng sáng tác được vài bài nhưng vốn vô cảm với thơ ca nền đành chịu.
Đến 3.00pm chúng tôi lên bờ và ghé quán ăn có gặp vài cháu nhỏ bán các ảnh về Phong Nha làm lưu niệm. Chúng tôi không mua, các cháu chuyển qua xin tiền…liên tục & không ngớt… nghĩ cũng buồn & khó chịu, chúng tôi dời sâu vào bên trong quán để yên tĩnh. Tại đây, tôi nhận điện thoại bạn Đại đang chuẩn bị từ Huế đi Quảng Bình còn chúng tôi dự định trở về Huế, nên không thể hẹn hò nhau được.
Đúng ra gần đây có 1 địa điểm là La Vang có thể ghé qua mà sau này về nhà tôi mới biết. Chúng tôi cũng có ý định đi đường HCM về Huế, nhưng chạy một quãng đường dài không thấy cây xăng nên đành chạy ra quốc lộ để đổ xăng và theo quốc lộ về Huế. Trên đường về Huế, tại Quảng Trị thấy một con chó qua đường, tôi đi chậm lại nhưng một chiếc xe sedan biển 73 chạy sau vượt lao lên và tông con chó… hic hic nhiều người thích xử lý chó ghê. Từ đó về sau, thấy chó tôi liền giảm tốc độ vì không muốn xử lý chúng. Phải nói rằng trên quốc lộ 1, chó chạy rông ngoài đường hơi nhiều. Đường về, trời không mưa nên chúng tôi về Huế tương đối êm ả. Trong thời gian từ 5.50pm đến 6.30pm, tôi nghĩ CSGT tạm nghỉ nên chạy nhanh hơn biển báo chút xíu. Đến Huế khoảng 9.00pm chúng tôi nghỉ lại khách sạn Festival trên đường Lý Thường Kiệt. Cũng quá trễ để có thể dạo phố hay đi đò sông Hương, Ân và tôi nói chuyện chuẩn bị vài địa điểm cho ngày mai & đi nghỉ.
Nguyễn Văn Long