Ngày thứ 2 (ngày 30/07):
Sum đi từ 6.00am. Khi thức dậy khoảng 6.30am, gia đình bạn Ân ra biển, vợ chồng bạn Việt đang uống càfe có lẽ gia đình tôi dậy trễ nhất. Tôi xuống uống càfe với vợ chồng Việt. Chúng tôi lên đường lúc 7.30am, ghé tiệm Nguyên Hương mua bánh mỳ theo như giới thiệu là ngon, nói là tiệm nhưng thực chất ở đây chỉ có một xe bánh mỳ nhưng khách mua tương đối đông. Sau đó theo con đường ven biển Nha Trang, chúng tôi dự kiến tìm một quán để ăn sáng, nhưng do muốn nhiều thứ: quán đẹp, góc nhìn ra biển không chói nắng nên lỡ vài quán và đến đường vòng ven biển và quyết định đi luôn. Khi còn cách đèo Cả khỏang 20km, chúng tôi dừng chân & ăn sáng. Sau khỏang 01 tiếng lại lên đường. Trước khi lên đường, Ân và tôi bằng cách truy cập internet qua modem 3G (bạn Thu lớp Lý mua dùm) xác định vài Tháp Chàm cần tham quan và quyết định thăm tháp Nhạn tại Phú Yên & tháp đôi tại Qui Nhơn.
Một lát nữa, chúng tôi phải vượt đèo Cả. Việt vốn lái xe cẩn thận nhưng trước giờ chưa lái đường đèo, tôi nghĩ phải lưu ý Việt vài điều khi đi đường đèo. Tôi dự định nói với Việt trước 02 tuầntrước khi đi...quên, hai ngày trước khi đi....quên, trên đường đi ngày hôm qua...quên, sáng nay uống càfe...quên, bây giờ…quên! À không, tôi không quên. Và thật là hữu ích, Việt mô tả các dốc quanh co vừa rồi từ Cam Ranh về Nha Trang tòan cắt côn để số mo chạy xuống dốc. Điều này rất nguy hiểm nếu thả dốc dài và quanh co như đèo Cả. Tôi cũng lưu ý Việt nên để số 3 khi xuống đèo Cả.
Chúng tôi lên đường, cũng như hôm qua tôi đi trước, tôi vào đèo Cả thận trọng, chỉ vượt các xe trước khi đảm bảo đủ khỏang cách để Việt vượt theo cứ như vậy, luôn luôn nhìn kính chiếu hậu tôi và Việt vượt đèo Cả bình an.
Đến Phú Yên, theo GPS chỉ lên núi Nhạn thăm quan Tháp Chăm, ngôi tháp tọa lạc trên đỉnh ngọn đồi nhìn tòan cảnh thành phố (hay thị xã) Tuy Hòa. Đường lên núi Nhạn quanh co và dốc hơn đèo Cả nhưng chỉ dài khỏang 500m. Tháp Chăm thiệt đẹp nhưng việc sửa chữa trùng tu quá xấu nhìn tháp càng mới càng thấy buồn. Tôi và Ân tranh luận với nhau tháp Chăm người xưa dùng làm gì….nó quá nhỏ để có thể sinh sống bên trong. Cuối cùng thống nhất tháp Chăm dùng làm nơi thờ cúng. Thờ cúng ai? Hay cái gì? Ân trả lời suy nghĩ của mình, tôi gần tin như vậy đó là gì? Tôi sẽ trả lời câu hỏi này sau. Còn các bạn? Theo giới thiệu của người ở đây, tháp Chăm này được xây dựng từ thế kỷ thứ 9 đến 11. Cảnh ở đây thật đẹp. Trên đồi còn có một ngôi chùa, một lô cốt & một giao thông hào cho chiến sự nhưng đã bỏ hoang.
Sau nửa giờ tham quan, chúng tôi lên đường đi Bình Định. Trên đường đi cò thấy vài tháp Chăm nữa nhưng chúng tôi không ghé. Theo con đường ven biển, đường thẳng đẹp vắng người, tôi quyết định chạy nhanh hơn. Vài lần tôi không theo quốc lộ, Việt luôn điện thọai nhắc nhở nhưng sau biết tôi đi theo bản đồ trên GPS, Việt hòan tòan yên tâm. Cuối cùng cũng đến thành phố Qui Nhơn, thành phố thật ấn tượng với nhiêu công viên trồng hoa và cây xanh điều mà tôi không thấy ở SG, NT, ĐN…Tôi rất bất ngờ vì đây là lần đầu tôi mới tới nơi này. Qui Nhơn đẹp hơn nhiều so với suy nghĩ của tôi. Chúng tôi tìm đường đến tháp đôi, do GPS sử dụng bản đồ mã mở chưa cập nhận bản đồ Qui Nhơn. Không biết đường, tôi cứ hết đi thẳng, quẹo trái….lại đi thẳng, quẹo trái nhưng Việt không hề điện thọai nhắc như lần trước hehehe Việt tin GPS chỉ đường cho đến khi đi đến đường cụt. Cuối cùng để đến được nơi cần đến, chúng tôi phải dùng đến một thiết bị gọi là: "mouth-maps". So với tháp Nhạn, tháp đôi không đẹp bằng, có phần được trùng tu nhiều hơn. Xem thêm về tháp Chăm: http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1p_Ch%C4%83m .
Cũng sau nửa giờ tham quan & nghỉ ngơi, khỏang 3.00pm chúng tôi lại lên đường. Trên xe Việt có cháu nhỏ 1,5 tuổi bị ói, chị Sáu của Việt say xe nên muốn kiếm một chỗ ăn và về sớm. Tôi mời Việt ghé lại nhà bố mẹ vợ tôi tại Đức Phổ (cách trạm xá Đặng Thùy Trâm khỏang 500m) rồi nghỉ và dùng bữa (hehehe …nhà bố vợ mà cứ làm như nhà mình, mời bạn bè đến ăn & nghỉ!!!)
Từ Tuy Hòa trở ra thời tiết nóng, tôi ra đến nhà bố mẹ vợ tôi khỏang 5.00pm mà trời còn nóng, chúng tôi rửa mặt vội vàng và dùng bữa với gia đình bạn Việt. Ân và tôi nghỉ lại, Việt lên đường về Điện Bàn lúc 6.00pm. Tôi cũng hơi ái ngại cho bạn về chuyện đường xa và người trên đường đông. (Từ đây đến cuối cuộc hành trình của chúng tôi chỉ còn gia đình Ân & gia đình tôi)
Miền Trung đang vào mùa hạ nóng nực & không có nước, giếng bơm & lọc nước không kịp cho mọi người tắm. Ân và tôi qua nhà hàng xóm tắm giếng thật là thỏai mái….tại giếng nước, nhìn lên bầu trời đầy sao, chúng tôi lại tám về chuyện sao, về sao Bắc Đẩu….Ân hỏi tôi tại sao lại gọi là hành tinh? Theo Ân, tất cả các ngôi sao trên trời ta nhìn đều cảm thấy nó không di chuyển(do nó ở qua xa..), chỉ có vài ngôi sao được xem là di chuyển so với phần còn lại nên gọi là hành tinh. Hành là di chuyển, tinh là tinh tú.v.v…. Chúng tôi tắm giếng như trở về với 20 năm trước: tắm giếng & ngắm sao. Thú vị không? Có chứ. Có bao nhiêu bạn được tắm giếng & ngắm sao bây giờ???
Buổi tối, chúng tôi uống trà với bố vợ tôi và thư giãn ngòai hiên nhà, Ân & tôi lên internet xem và chuẩn bị kế họach cho ngày mai cứ như vậy chúng tôi trao đổi câu chuyện cho đến lúc trăng lên khỏang 10.30pm và đi nghỉ.
Nguyễn Văn Long
9 nhận xét:
Cảm giác chuyến đi của các bạn thật là nhẹ nhàng, bình yên, an toàn và rất hồi hộp. Mong sao Long viết lẹ lẹ lên để đọc. Chuyện trời trăng mây gió của Ân và Long vẫn như thủa nào hehehe...
Trả lời câu hỏi của bạn về Tháp Chăm trên núi Nhạn – người ta vẫn thường gọi là Tháp Nhạn, theo ngu ý của mình thì thế này:
Tháp Nhạn là một trong những tháp Chăm nằm ở miền Trung ( thuộc tiểu quốc Chămpa cổ Viyaja) mà người Chăm cổ xem là nơi thờ cúng đồng thời là lăng mộ. Họ xem đó là nơi giao thoa giữa thế giới trần tục và vũ trụ (đấng toàn năng Brahma). Các bạn có để ý thấy kiến trúc bên ngoài của Tháp có 3 phần không? Phần dưới từ sát mặt đất lên tới khoảng 2m là đế - tượng trưng cho trần tục. Phần thân thuộc về thế giới tâm linh – nơi con người có thể tự thanh tịnh để tiếp xúc với tổ tiên, thần linh; còn phần mái/chóp phía trên chính là nơi ngự trị của thánh thần.
Thông thường trong lòng tháp có bệ thờ các thần và đặc biệt không thể thiếu bộ Linga hay cả Linga-Yoni – tượng trưng cho thần hủy diệt Shiva.( Linga – Yoni là gì chắc bạn Ân, bạn Long đã biết).
Bạn biết vì sao người Chăm lại đề cao sự hiện diện của thần Shiva không, mặc dù đó là Thần hủy diệt?
Nếu giải thích về mặt ngôn ngữ thì nghĩa gốc của từ Shiva là điều thiện. Tuy nhiên, sâu xa hơn thì người Chăm cho rằng sự sống và cái chết luôn song hành với nhau trong thế giới trần tục; cái chết cũng chính là một mặt của sự sống. Quyền năng phá hủy của thần Shiva thúc đẩy sự sáng tạo, sự sinh sôi nảy nở.
Không biết thiển ý của mình có được bạn Ân và bạn Long chấp nhận không, hehe.
Tranh luận mà không có Google thì khác ...có rồi thì "hết" cãi nhau:
Anh Google có nói:
" Theo tiếng Chăm thì các đền tháp Chăm được gọi bằng "kalan" (có thể vì vậy nên người Việt chúng ta đọc chệch thành "lăng" thì sao??)được các vua Chăm cho xây dựng để thờ cúng các vị thần trong tính ngưỡng của họ, và tùy vào lòng tin của mỗi vua, chứ không phải tất cả các tháp Chăm đều thờ một vị thần giống nhau. Ví dụ như ở Thánh địa Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) chủ yếu thờ các thần Ấn Độ giáo và Bà La Môn giáo, nhưng cũng có những tháp Chăm thờ các vị Phật giáo, thờ Linga-Yoni..."
Hi
Kiến thức về Tháp Chăm rất ít, cái bạn Ân nói với mình ở tháp Chăm đúng là Linga (cứ to nhỏ thì thầm, sơ vợ con nó nghe...hichic). Còn việc thờ Yoni mình biết khi tham quan Mỹ Sơn vài ngày sau.
Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, không hiểu sao họ lại thờ Linga. Tui cũng không hiểu, minh có hỏi một hướng dẫn viên tại Mỹ Sơn, sẽ viết câu trả lời của họ (không biết có đúng không) sau nhé..
Lệ ơi!
Viết văn mà, có phải làm toán đâu. Nếu làm toán, Long sẽ nhờ Ân và Duy làm dùm cho nhanh...
Như mình nói ở trên đó bạn, mình nghĩ do bộ phồn thực Linga tượng trưng cho thần Shiva - thần hủy diệt để sáng tạo, là bắt đầu sự sống, nên họ xem trọng và thờ cúng
Nghe Duy nói chuyện tranh luận/cãi nhau, mình lại nhớ (thực ra chưa bao giờ quên)cảnh tượng 2 bạn Ân - Duy cãi nhau vì Toán,có thể nói là 2 bạn có truyền thống tranh luận từ hồi học bồi dưỡng Toán lớp 5, lên tới cấp II, cấp III. Tranh luận trong lớp chưa đã, 2 bạn chuyên môn ngồi cả ra sân vẽ vẽ viết viết... cãi tiếp. Ấn tượng nhất với mình là cuộc tranh luận của hai bạn - phát sinh từ giờ Toán thầy Duẩn(?) hồi cấp 2. Không biết vừa rồi gặp lại 2 bạn có tiếp tục truyền thống không nhỉ?
Đến Tháp chàm bạn có cầu, khấn Linga không? hiệu nghiệm lắm đó nhé. Quên dặn bạn, ra đến Phong Nha nhớ ôm Linga lấy hên nghe.
Hic..Hic, mình không ôm Linga đâu. Ôm cái khác cơ!
Đăng nhận xét