Bài này viết linh tinh dựa theo bài Làm sao để viết được một bài viết hay trên blog và website của mình?
Thế hệ của bọn mình ở Việt Nam tiếp xúc với Internet cũng hơi chậm. Theo mình thì cho đến giờ chắc cũng ít bạn trong K4 LQĐ thường đọc hay viết blog – một “món ăn” có thể nói là rât thông dụng trong đời sống tinh thần của các thế hệ 8X, 9X. Nói “món ăn” có nghĩa là nó cũng có thể là ngon, có thể là dở, nhưng chắc chắn là cần rồi. Bản thân mình cũng đã có lần thử hỏi và trả lời Blog để làm gì? Câu trả lời có lẽ cũng tùy quan điểm cá nhân và có thể là đề tài trao đổi …(ở đây?) cho xôm tụ
Blog này mình tạo ra lúc đầu có lẽ chỉ định là nơi đưa lên các hình ảnh của buổi Gala 1/8 theo như yêu cầu của bạn Thu. Việc này đã được bạn Lưu thực hiện rất “tích cực” . Đến nỗi Blogger phải đưa blog của mình vào diện nghi vấn có spam (một ngày mà có đến hơn 34 post !) Sau đó, được sự cổ vũ của các bạn khác (đặc biệt là Long) mình hy vọng nó sẽ có “ý nghĩa” hơn, như là sự Khởi đầu của những liên kết bạn bè giữa các lớp trong cả khối K4 LQĐ
Để có một bài viết hay ở đây, sẽ cần gì?
1. Cách chọn chủ đề
Bài viết về một vấn đề đang nóng hổi sẽ hấp dẫn người đọc hơn là về cái gì đó chán ngắt. Rõ ràng, việc chọn chủ đề là vô cũng quan trọng để đạt được sự chú ý
Ví dụ loạt bài Hành trình của Long thu hút sự tò mò của các bạn vì:
- nội dung phong phú,
- xem các bạn Ân, Long đi chơi ra sao?
- xem các điểm du lịch các bạn đến có gì hay không?
- …và cả những bất ngờ thú vị của những tài xế đường trường chưa biết đường ?!
Hay như vài dòng của D về Người cùng thời cũng được vài comment vì nó mang tính thời sự. (tự khoe tí ! )
Ở đây chủ đề cho K4 LQĐ sẽ rất rộng, có thể có bạn nào đó viết kỹ hơn về Linga – Yoni, hay về nghệ thuật nhiếp ảnh với DSLR (D cũng thích và có vài…vài tài liệu về cái này ), hay thậm chí về …CÁT
2. Kiến thức khách quan
Tất nhiên, khi sử dụng các kiến thức của khoa học, bài viết luận của bạn sẽ thuyết phục hơn rất nhiều
Cái này có thể lại nhờ Google để bổ sung cái mình chưa biết hay sửa chữa những chỗ mình chưa chắc chắn (Ví dụ nhờ Google có thể xác minh lại “20 năm cuối là bao” của Trịnh Công Sơn hay Y Vân? )
3. Ý kiến chủ quan
Đây là phần cần thiết đứng vị trí thứ yếu, ý kiến chủ quan đóng vai trò như là một sự sáng tạo, làm cho người đọc chăm chú, phải suy nghĩ về ý kiến của bạn dựa trên những nền tảng kiến thức khoa học mà họ đã đọc trước đó,… Ý kiến của bạn làm cho họ phải chú ý vì nó khác lạ hơn,…
Ví dụ lý do Long chỉ vái mỗi Gia Long, Minh Mạng nghe cũng hay. Chưa biết đúng sai, nhưng nó làm D chú ý và nhớ !
4. Hình ảnh
Các bạn xem đây…Giải lao tý nhé!
5. Bố cục
Hơi quan trọng đấy, ai cũng thích cái đẹp, dù không sặc sỡ thì cũng phải hài hoà, nhẹ dịu. Bạn nghĩ thử xem, nếu chủ đề của bạn tạo ra với những hàng chữ to cộ, viết dính chùm, không rõ ràng, hình ảnh loè loẹt,… Thì người đọc sẽ mất thiện cảm “ngay từ cái nhìn đầu tiên”, do đó đừng xem nhẹ hình thức.
Ví dụ bài Vào blog K4 cẩn thận! của Long. Màu mè đôi khi cũng gây chú ý đúng không các bạn. Đương nhiên về cái “đẹp” thì 9 nguời 10 ý huống hồ gì gần 60 người!
6. Lập luận
Bài viết luận sẽ rất chặt chẽ và thuyết phục nếu bạn sắp xếp cho đúng các ý theo một trình tự.
Cái này có vẻ không quan trọng lắm vơi blog K4 LQĐ nhỉ! Vui là chính…
7. Cảm xúc của người viết
Làm sao viết được như Long để bạn Lệ phải khen “Long ạ, Hay lắm, không biết nói gì hơn, rất tình cảm và lắng đọng”
Trễ mất rồi…D dừng đây!
Mời các bạn tham gia Blog!
6 nhận xét:
Sáng nay vừa thấy một bài hay nên chép lại để các bạn (ưu tiên lớp Toán) đọc chơi
Cho viết thoải mái chút Duy ơi chứ không thành "cừu" hết. Viết hay như D nói khó quá, viết bằng sự "nhiệt tình" đi
L cứ khiêm tốn, D toàn lấy ví dụ từ các bài của L mà? Quan trọng ở đây là cảm xúc!
Hì hì Duy cứ nói, Long theo trường phái ngẫu hứng & nhiệt tình, không biết có thành "phá hoại" không?
Chu choa! Cũng thấy mình có suy nghĩ giống Long. Cho Lệ bắt chước xí nghe. Lỡ phát biểu có gì gì thì bỏ qua nhé.
Blog này là để cho vui. Bạn bè ai muốn viết gì cũng quý hết...Sao L+L cứ phải "dè chừng" cho mệt nhỉ! Bài này D đã nói ngay từ đầu là "viết linh tinh", việc cảm nhận, liên tưởng... của mỗi người mỗi khác...Người này thấy hay, người kia thấy dở là chuyện bình thường...
Nói đến chữ "bình thường" có một "chuyện vui" làm D nhớ suốt. Có lần đi đường gặp Minh Anh, nói chuyện gì đó, Minh Anh bảo Duy là không bình thường. Duy buộc miệng nói: "Người không bình thường bảo người bình thường là không bình thường là bình thường" ! Tới giờ vẫn thấy câu này hay!!!!(Đương nhiên MA có thể đáp lại: "Người bình thường bảo người không bình thường là không bình thường là bình thường" ..may quá MA lúc đó không nghĩ ra nên D thắng! ). Có "lộn xộn" không các bạn?
Bạn Hoài Phương dạy môn Tiếng Việt thử ra đề: đặt một câu có 4 chữ bình thường xem sao?
Đăng nhận xét